Mây Mammatus hay "mây vảy rồng" là một thuật ngữ khí tượng học nói đến những đám mây hình cầu kỳ lạ trên thế giới. Những đám mây này gập ghềnh được tạo ra bởi nhiều bọng mây nhỏ tụ lại, tạo thành một mảng mây rộng lớn, lơ lửng, dày đặc, trải dài tới hàng trăm mét trên bầu trời.
Những bọng mây này xếp chồng lên nhau, đan xen khiến chúng giống bắp tay cuồn cuộn của chàng lực sĩ khổng lồ.
Theo bản đồ đám mây quốc tế WMO, mây vảy rồng được hình thành bởi không khí lạnh chìm xuống để tạo thành túi trái ngược với những đám mây mọc qua sự đối lưu của không khí ấm áp.
Những bọng mây khổng lồ chính là hình ảnh của một lượng lớn hơi nước trong không khí bị ngưng tụ lại. Mây vảy rồng thường được kết hợp với những đám mây vũ tích và cũng có giông bão nặng. Khi xảy ra ở dạng mây vũ tích, mây vảy rồng thường biểu hiện một cơn bão đặc biệt mạnh hoặc thậm chí có thể là một cơn bão lốc xoáy.
Các đường kính trung bình của mây vảy rồng là 1 đến 3 km và chiều dài trung bình là 0,5 km. Một vảy có thể tồn tại trung bình 10 phút, nhưng toàn bộ một cụm mây vảy rồng có thể xuất hiện trong dao động từ 15 phút đến vài giờ. Chúng thường được cấu thành từ băng, nhưng cũng có thể là một hỗn hợp của băng và nước lỏng hoặc có thể gồm hầu hết là nước.
Theo các nhà thiên văn học, những đám mây Mammatus là dấu hiệu của cơn giông bão lớn, kèm theo sấm sét trong các tháng có thời tiết nóng, ấm.
Trong khi nó được cho điềm báo trước thời tiết xấu, mây vảy rồng chỉ đơn thuần là sứ giả - xuất hiện xung quanh, trước hoặc thậm chí là sau khi kết thúc một cảnh thời tiết khắc nghiệt.
Do chuyển động của lớp không khí lúc mây Mammatus xuất hiện vô cùng phức tạp, dữ dội nên các hãng hàng không khuyến cáo máy bay không nên hoạt động trong vùng thời tiết nhiều mây này.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn hồ Greenland khổng lồ biến mất kỳ lạ trong vài giờ
Phong Linh