Giải mã bí ẩn hiện tượng cực hiếm sét đỏ thắp sáng cả bầu trời

Giải mã bí ẩn hiện tượng cực hiếm sét đỏ thắp sáng cả bầu trời

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 5, 19/12/2019 21:00

Hiện tượng sét đỏ thường được hình thành trên các cơn bão hoặc bão mạnh, nơi có nhiều năng lượng điện đang khuấy động.

National Geographic công bố những bức ảnh về hiện tượng sét đỏ hiếm gặp. Nhiếp ảnh gia Babak Tafreshi đã chụp cận cảnh hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp sét đỏ còn được gọi "Red Sprite". Về cơ bản, sprite là quá tình phóng điện ở quy mô lớn ngay phía trên các đám mây dông - còn gọi là mây vũ tích, ở độ cao 50 - 90km. 

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn hiện tượng cực hiếm sét đỏ thắp sáng cả bầu trời

Nguyên nhân gốc rễ hình thành sét đỏ vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra.

Sprites thường được hình thành trên các cơn bão hoặc bão mạnh, nơi có nhiều năng lượng điện đang khuấy động. 

Theo NASA, mặc dù các sprite đã được ghi nhận trong hơn 30 năm, nguyên nhân gốc rễ của chúng vẫn chưa được biết. Một số giông bão có chúng, nhưng hầu hết không. Những vụ xảy ra sét đỏ trong bầu khí quyển phía trên giống như con sứa khổng lồ.

Các tia sprite thường có màu đỏ cam. Tuy nhiên, chúng gần như không có màu khi quan sát bằng mắt thường, chỉ thể hiện màu sắc thực sự dưới ống kính của những chiếc máy ảnh đủ nhạy. Mặt khác, sprite diễn ra cũng cực kỳ nhanh khiến việc chụp lại ảnh của chúng là vô cùng khó.

Video: Sét đỏ xuất hiện trên bầu trời bang Oklahoma, Mỹ

Video: Sét đỏ xuất hiện trên bầu trời bang Oklahoma, Mỹ

NASA cho biết thêm: Một đặc điểm khác thường của các sprite là chúng tương đối lạnh - chúng hoạt động giống như các ống ánh sáng huỳnh quang dài hơn các bóng đèn compact nóng.

Vậy nên, tấm ảnh của Tafreshi được nhận xét là siêu hiếm, vì trong lịch sử cũng không có nhiều trường hợp chụp lại được. Bản thân cái tên "sprite" (tạm dịch: tinh linh không khí) cũng được đặt dựa trên đặc tính của chúng.

Sự tồn tại của sprite được xác định lần đầu nhờ Johann Georg Estor vào năm 1730, khi ông nhận thấy có hiện tượng quang học gì đó thường xảy ra phía trên các đám mây dông. Đến năm 1925, C.T.R Wilson - một nhà khoa học từng đạt giải Nobel - đã đưa ra giả thuyết rằng phía trên các đám mây dông có một sự giải phóng điện tích, và năm 1956 ông tự tin khẳng định mình đã quan sát thấy sprite.

Nhưng phải mãi đến năm 1989, các bằng chứng bằng hình ảnh của sprite mới được ghi lại bằng camera nhạy sáng nhóm chuyên gia từ ĐH Minnesota. Và kể từ khi xác định chính xác sprite có tồn tại, các báo cáo về nó cũng liên tục xuất hiện và trở thành đối tượng được nghiên cứu kỹ càng của khoa học.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn hàng nghìn con “cá dương vật” trải dài trên bờ biển California

Phong Linh

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.