Mỏ kền kền rất to và chúng dùng những chiếc mỏ to, dài và sắc này để xé thịt từ xác chết của các loài động vật khác như voi, hổ, sói… Chúng trở thành một chuyên gia ăn xác chết.
Điều gì đã khiến kền kền không lo ngại những miếng thịt thối đầy độc tố.
Trong phân tích đầu tiên đối với các vi khuẩn cư trú trên và trong cơ thể kền kền, các nhà nghiên cứu nhận thấy, loài chim ăn xác thối chứa đầy vi khuẩn Fusobacterium phân hủy thịt và vi khuẩn Clostridia độc hại. Khi những vi khuẩn này phân hủy một xác chết, chúng tiết ra các hóa chất độc hại khiến xác chết trở thành món ăn đầy nguy hiểm đối với hầu hết động vật.
Trong khi đó, kền kền thường chờ tới khi quá trình thối rữa định hình, giúp chúng dễ tiếp cận hơn với các động vật chết có lớp da dai. Hơn thế nữa, chúng cũng thường bắt đầu ăn dần xác thối từ phần hậu môn để hưởng trọn bộ lòng. Món ăn của kền kền do đó chứa đầy phân và vi khuẩn độc hại, nhưng chúng dường như miễn nhiễm với các vi trùng nguy hiểm chết người này.
Theo các nhà nghiên cứu, cũng giống như những động vật có xương sống khác, kền kền có nhiều loại vi khuẩn trên mặt (528 loại) hơn so với trong đường ruột (76 loại). ADN của các con mồi bị phá vỡ trong những mẫu vi khuẩn đường ruột của kền kền, ám chỉ loài chim này sở hữu các điều kiện hóa chất khắc nghiệt bên trong hệ thống dạ dày - ruột của chúng.
Đầu tiên là dịch tiêu hóa trong dạ dày của chúng có độ PH rất thấp. Điều này giúp kền kền có một dịch tiêu hóa cực mạnh để có thể làm hòa tan được tới 60% các loại độc tố. Chì là một trong những nguyên nhân hiếm hoi mà hệ tiêu hóa của kền kền không thể xử lí được. Hiếm tới mức cứ khi nào kền kền bị chết vì nhiễm độc, thì đó là do chì.
Thứ hai, chúng có thể giữ 40% số độc tố không bị tiêu hủy còn lại ở trong dạ dày của mình. Chúng chỉ đơn thuần là bị giữ ở đó, không làm gì cả.
Ngoài ra còn một vài yếu tố khác giúp kền kền tránh được hầu hết các loại độc tố. Phần đầu và cổ của kền kền không có lông. Do chúng thường thò đầu mình vào những khu vực hôi thối trên xác con mồi nên các loài virus dễ dàng bám vào lông. Nếu như không có, ánh sáng mặt trời và mưa sẽ làm trôi đi những gì bám trên cổ một cách dễ dàng hơn.
Một điều khá thú vị ở kền kền là chúng thải phân của mình lên chính chân của chúng. Việc này giúp cho axit uric trong phân mạnh đến mức sẽ giết hết các vi khuẩn có hại bám trên chân của kền kền. Tất cả những điều này tạo nên một hệ thống miễn dịch hoàn hảo cho kền kền, bất kể chúng ăn gì.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn loài “thủy quái” duy nhất không sợ “chúa tể đầm lầy” cá sấu
Phong Linh (Theo Live Science)