Giải mã bí ẩn kỳ lạ nhất hành tinh về những hòn đá ma thuật “biết đi” ở thung lũng Chết

Giải mã bí ẩn kỳ lạ nhất hành tinh về những hòn đá ma thuật “biết đi” ở thung lũng Chết

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 4, 16/10/2019 21:00

Hồ Racetrack Playa là một vùng đất bùn khô cằn vào mùa hè và băng giá vào mùa đông. Tuy nhiên, nơi này lại nắm giữ một trong những bí mật kỳ lạ nhất hành tinh khi sở hữu những hòn đá có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.

Thung lũng Chết (Death Valley) là một thung lũng dài và hẹp thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California. Đây là cũng là vùng đất có địa hình thấp nhất, khí hậu khô và nóng nhất tại Bắc Mỹ. Nổi bật tại nơi đây là một chiếc hồ khô tên gọi Racetrack Playa, diện tích lớn với những hòn đá (có thể lên tới 320kg) có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay của sinh vật ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, vẫn chưa có ai xác nhận các giả thuyết trên và cũng không có người nào thật sự nhìn thấy hòn đá đang di chuyển. Các giả thuyết vẫn còn gây nhiều tranh cãi và đây được xem như một trong số những hiện tượng kỳ bí mà khoa học ngày nay vẫn chưa giải thích được, theo Live Science.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn kỳ lạ nhất hành tinh về những hòn đá ma thuật “biết đi” ở thung lũng Chết

Những hòn đá có khả năng tự di chuyển và để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.

Các nhà khoa học chỉ có thể đặt ra nhiều giả thuyết giải thích cho hiện tượng đá tự đi này. Một trong những giải thích được nhiều người tin nhất là hòn đá di chuyển nhờ lực hấp dẫn.

Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị bác bỏ sau đó khi các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng về địa hình của khu vực này. Đây là khu vực bằng phẳng, phía nam thấp hơn phía bắc không đáng kể, chỉ vài centimet. Như vậy, theo lý thuyết, các hòn đá sẽ rất khó dịch chuyển. Vậy mà chúng vẫn đi được những quãng đường dài một cách bí ẩn.

Bên cạnh đó, có giả thuyết cho rằng hòn đá di chuyển là do gió. Gió ở đây rất mạnh và đã đẩy các hòn đá đi. Một số người đã yêu cầu gắn các thiết bị theo dõi vào các tảng đá để ghi lại quá trình dịch chuyển của nó. 

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn kỳ lạ nhất hành tinh về những hòn đá ma thuật “biết đi” ở thung lũng Chết (Hình 2).

Cho đến năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học San Diego quyết định thực hiện nghiên cứu khoa học với quy mô chưa từng có trước đó, để tìm kiếm câu trả lời cho điều bí ẩn này

Sau một thời gian dài tìm hiểu, hai nhà nghiên cứu Jim và Richard Norris đã theo dõi sự chuyển động của 162 hòn đá nằm rải rác trên bề mặt Playa và kết quả đang ngày càng được lộ rõ.

Kết quả cho thấy, đã có nhiều yếu tố tự nhiên đã ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của những hòn đá được cho là kỳ lạ tại thung lũng Chết. Một trong số đó là mưa, gió và hiện tượng băng tan.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu thung lũng này có một cơn mưa khoảng hơn 12.000 mm, thì bề mặt Playa sẽ trơn và ướt cộng với những cơn gió mạnh từ 80,5 km trở lên khiến cho các tảng đá lớn trượt dọc theo bùn.

Ngoài ra, vào mùa đông, nước bị đóng băng trên mặt đất sẽ tan ra. Lớp băng mỏng là yếu tố giúp hòn đá di chuyển. Cộng thêm sức gió đẩy nó tự trượt trên nền đất mềm, đồng thời tạo thành vệt đường dài phía sau.

Tuy nhiên, câu trả lời này vẫn chưa thực sự thuyết phục, vì thực ra, các nhà nghiên cứu mới chỉ quan sát được các hiện tượng này ở một vài hòn đá, còn các hòn đá lớn, họ vẫn chưa có sự theo dõi chi tiết.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Chiếc lưỡi xẻ làm đôi của loài rắn đáng sợ nhất hành tinh

Phong Linh

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.