Giải mã bí ẩn: Loài thằn lằn quái dị có độc được gọi “quái vật Gali” nhưng lại là cứu tinh của con người

Giải mã bí ẩn: Loài thằn lằn quái dị có độc được gọi “quái vật Gali” nhưng lại là cứu tinh của con người

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 7, 21/03/2020 09:32

Nước bọt của “quái vật Gila”, một loài thằn lằn có nọc độc có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà khoa học đã tạo ra một dạng nước bọt tổng hợp từ nước bọt của loài này để giúp các bệnh nhân tiểu đường.

Video:  Loài thằn lằn quái dị được gọi “quái vật Gali” nhưng lại là cứu tinh của con người

Thằn lằn Nam Mỹ, mang biệt danh "quái vật Gila", sống chủ yếu ở vùng sa mạc khô cằn như Arizona của Mỹ và Mexico. Chúng là loài lớn nhất trong họ hàng thằn lằn tại Nam Mỹ và là một trong số những loài thằn lằn độc nhất thế giới.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Loài thằn lằn quái dị có độc được gọi “quái vật Gali” nhưng lại là cứu tinh của con người

Thằn lằn Nam Mỹ có thân hình ngắn, đầu to và cơ thể chắc nịch.

Chúng có thân hình ngắn, đầu to và cơ thể chắc nịch. Chúng có lớp da cứng, tựa dát cườm, có hai màu đen, hồng đan xen, tạo thành hoa văn. Da của chúng có nhiều vòng đẹp mắt.

Tập tính săn mồi của chúng thường là những loài côn trùng, động vật nhỏ vô tình đi ngang qua nơi chúng đang đứng. Sở hữu chiếc lưỡi dài, chẻ đôi, "quái vật Gila" sẽ đớp gọn con mồi trong nháy mắt. Lúc này, thằn lằn Gila sẽ cắn con mồi sau đó chất độc trong rãnh của răng từ từ đi vào cơ thể nạn nhân thông qua vết thương hở.

Điều đáng kinh ngạc là một năm "quái vật Gila" chỉ cần ăn 3 – 4 lần những vẫn có thể sống khỏe. Tuyến nước bọt của chúng làm giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Loài thằn lằn quái dị có độc được gọi “quái vật Gali” nhưng lại là cứu tinh của con người (Hình 2).

"Quái vật Gila" là một trong số ít những loài thằn lằn độc trên thế giới.

Chúng cũng là một trong số ít những loài thằn lằn độc trên thế giới. Nọc độc của chúng chứa chất hóa học neurotoxin (chất độc thần kinh) ở mức độ nhẹ. Vì vậy những vết cắn của Gila thường sẽ khá đau nhưng không dẫn đến tử vong với con người.

Trong những năm 1990, tiến sĩ John Eng, người chuyên nghiên cứu các hoạt chất y tế thuộc Trung tâm Y tế cựu chiến binh Hoa Kỳ (Veterans Affairs Medical Center), đã phát hiện ra hoạt chất exendin- 4 trong nước bọt của thằn lằn Gila.

Hoạt chất này tương tự như một hoạt chất nội tiết trong bộ máy tiêu hóa của con người, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, nhưng có tác dụng kéo dài hơn.

Các nhà khoa học đã sản xuất loại thuốc có tên Byetta và cho tiến hành các thí nghiệm trên các bệnh nhân tiểu đường type 2 và đạt kết quả đáng kinh ngạc. Chỉ một mũi tiêm trước khi ăn 1 giờ, Byetta có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, làm giảm các nguy cơ gây biến chứng của bệnh tiểu đường trong 8 tháng. Ngoài ra, thuốc còn kích thích tuyến tụy, gia tăng sản xuất lượng Insulin cần thiết cho việc kiểm soát đường huyết.

Hiện nay, hoạt chất này là cứu cánh cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên thế giới.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Loài "thủy quái" kỳ lạ nhất thế giới khiến cá mập cũng phải e ngại

Phong Vân

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.