Gần đây nhất, vào năm 2018, ở Trung Quốc, bạch tuộc, sao biển, tôm liên tiếp rơi từ trên trời xuống thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Trước đó, cũng từng xảy ra hiện tượng cá vào năm 2017 ở thị trấn Tampico, Mexico và năm 2008 ở thị trấn Kerala, Ấn Độ. Năm 2010, hàng trăm con cá rô trút xuống thị trấn Lajamanu, ở bang Northern Territory, Australia.
Với trận mưa hải sản ở thành phố ven biển Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc, cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) xác nhận một số động vật biển bị vòi rồng cuốn vào đất liền, theo Sun.
Theo CMA, gió trong cơn bão đạt tốc độ cao kỷ lục. Gió mạnh đi kèm mưa đá gây thiệt hại trên diện rộng trong toàn thành phố. Các nhà khí tượng học cho rằng động vật biển bị hút khỏi biển Hoàng Hải trước khi rơi xuống đất liền trong mưa bão. Hiện tượng lốc xoáy cuốn động vật biển đi xa hàng trăm kilomet khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng không hiếm gặp.
Khi khoa học biết đến hiện tượng này, câu trả lời được đưa ra thường xoay quanh một cơn bão hoặc một cơn lốc xoáy đã cuốn những sinh vật này ra khỏi nước, và cuối cùng thả chúng xuống những khu vực xa xôi.
Theo Science ABC, các nhà khoa học tin rằng cơn lốc xoáy có thể là nguyên nhân gây ra mưa động vật. Theo Complete Weather Resource, cơn lốc xoáy hình thành trên mặt đất và di chuyển trên mặt nước. Khi không khí lạnh di chuyển qua nước ấm, nhiệt đột trong không khí sẽ tăng lên tùy theo điều kiện khí quyển của môi trường. Những cơn bão dữ dội có những cơn gió mạnh được biết đến là mang theo côn trùng và thậm chí là chim vào bầu khí quyển.
Những cơn lốc xoáy đủ mạnh để hút lấy không khí xung quanh, nước và các vật thể nhỏ. Những cơn lốc xoáy di chuyển và cuối cùng là tan biến và giải phóng những động vật bất đắc dĩ bị cuốn vào. Do đó, những con vật bị cuốn vào sẽ cách xa môi trường sống ban đầu của chúng.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Bãi biển ở Anh biến mất một cách kỳ lạ sau đợt thủy triều
Phong Linh