Giải mã bí ẩn: Quái vật hồ Loch Ness - Loài sinh vật kỳ bí khổng lồ không ai ngờ tới

Giải mã bí ẩn: Quái vật hồ Loch Ness - Loài sinh vật kỳ bí khổng lồ không ai ngờ tới

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 5, 03/10/2019 21:00

Các nhà khoa học đã công bố kết quả giải mã về sinh vật kỳ bí huyền thoại hồ Loch Ness (Scotland) có thể là một con lươn khổng lồ sau khi phân tích chuyên sâu về dấu vết DNA trong vùng nước băng giá của hồ Loch.

Nhóm khoa học do Giáo sư chuyên về gen di truyền Neil Gemmell thuộc Đại học Otago (New Zealand) đã phân tích 500 triệu chuỗi ADN thu thập từ 250 mẫu nước lấy trong hồ Loch Ness.

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học trên đã loại bỏ được một số giả thuyết phổ biến lâu nay lý giải về sự tồn tại của sinh vật huyền thoại trong hồ.

Kết quả cho thấy, không có bất kỳ sự tồn tại nào của một loài vật cỡ lớn trong hồ, cũng không có dấu hiệu cho thấy sinh vật nào có hình dạng tương tự như khủng long từ thời tiền sử. Sau khi loại trừ, các nhà khoa học đưa ra một lời giải thích được cho là “hợp lý hơn cả”.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Quái vật hồ Loch Ness - Loài sinh vật kỳ bí khổng lồ không ai ngờ tới

Giáo sư Neil Gemmell thu thập các mẫu DNA trong hồ Loch Ness.

“Chúng tôi không thể loại trừ khả năng những gì con người cho là quái vật hồ Loch Ness, thực chất là một con lươn khổng lồ. Chúng tôi tìm thấy một lượng lớn ADN của lươn tại Loch Ness. Dù dữ liệu của chúng tôi không thể hé lộ kích cỡ của chúng nhưng hoàn toàn có khả năng lươn khổng lồ đang tồn tại trong hồ Loch Ness”, Giáo sư Gemmell tuyên bố. 

"Các thợ lặn cũng từng xác nhận họ nhìn thấy những con lươn với thân mình dày cỡ chân người trong hồ. Không biết có phóng đại không, nhưng hoàn toàn có khả năng là thật", Giáo sư Gemmell nói.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Quái vật hồ Loch Ness - Loài sinh vật kỳ bí khổng lồ không ai ngờ tới (Hình 2).

Truyền thuyết về loài sinh vật kỳ bí khổng lồ ở ồ Loch Ness xuất hiện từ thế kỷ thứ 6.

Nhóm các nhà khoa học quốc tế của giáo sư Gemmell bao gồm các nhà nghiên cứu từ Anh, Đan Mạch, Mỹ, Úc và Pháp, đã thu thập các mẫu DNA trong nước (eDNA) của hồ Loch Ness vào tháng 6/2018.

eDNA được sử dụng như một công cụ để giám sát đời sống dưới nước của các động vật như cá voi hay cá mập. Khi một sinh vật di chuyển trong môi trường sống, nó sẽ để lại những mẩu DNA nhỏ từ da, vảy, lông, phân, và nước tiểu.

DNA này có thể được thu thập, phân tích để xác định là của sinh vật nào dựa trên việc so sánh với cơ sở dữ liệu về dãy DNA của hàng trăm ngàn sinh vật khác nhau.

Quái vật hồ Loch Ness là một trong những câu chuyện bí ẩn lâu đời nhất tại Scotland. Hình ảnh về một sinh vật huyền bí trên hồ chưa ai lý giải được cho là yếu tố truyền cảm hứng cho sách, chương trình TV và phim ảnh.

Ghi chép đầu tiên về Nessie (tên gọi của quái vật hồ Loch Ness) là vào thế kỷ thứ 6 khi nhà truyền giáo người Ireland St Columba nói rằng ông đã trục xuất một "con thủy quái" xuống đáy hồ Loch Ness.

Bức ảnh nổi tiếng nhất về Nessie được chụp năm 1934. Trong ảnh, một chiếc đầu nằm trên một chiếc cổ dài nhô cao lên khỏi mặt hồ. Tuy nhiên 60 năm sau đó, người ta đã phanh phui bức ảnh hóa ra chỉ là một trò bịp sử dụng mô hình thủy quái gắn vào một chiếc tàu ngầm đồ chơi.

Và còn có vô số nỗ lực không thành công để truy tìm con quái vật đã được thực hiện trong những năm qua. Đáng chú ý nhất là năm 2003, Đài BBC đã tiến hành một nghiên cứu sử dụng đến 600 tia sonar (dùng để phát hiện tàu ngầm) và theo dõi vệ tinh để rà quét toàn bộ chiều dài của hồ Loch Ness.

Nỗ lực gần đây nhất là cách đây ba năm, khi một máy bay không người lái công nghệ cao tìm thấy một con quái vật - nhưng không phải là thứ mà mọi người đang tìm kiếm. Phát hiện này hóa ra là mô hình được sử dụng trong dự án về bộ phim Sherlock Holmes từ năm 1970.

Phong Linh (Theo Reuters)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.