Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang có thể phình rộng phần cổ?

Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang có thể phình rộng phần cổ?

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 4, 06/11/2019 21:00

Rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể.

Hổ mang là loài rắn chứa nọc độc chết người sống ở vùng Châu Á và Châu Phi. Bình thường thân hình loài rắn này tương tự như bất kỳ con rắn khác, nhưng chúng còn có khả năng san bằng đầu mình thành hình như mui xe. Chính vì thế, loài rắn này còn được gọi là rắn hổ mang bành.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang có thể phình rộng phần cổ?

Rắn hổ mang có thể phình rộng cổ do nó có xương sườn kéo dài.

Theo Scienceinfo, sở dĩ rắn hổ mang có thể bành rộng cổ mình ra được là do nó có xương sườn kéo dài, giúp rắn mở rộng da ra bên ngoài cổ, tạo thành hình như mui xe phía trước cơ thể. Chúng bành rộng cổ ra khi gặp nguy hiểm hoặc bị kích động. Với cách này, rắn sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn rất nhiều bình thường giúp rắn uy hiếp kẻ thù.

Rắn hổ mang có nọc kích độc. Chúng thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ bị tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Đối thủ đáng gờm nhất có khả năng đánh bại hổ mang trong tự nhiên là loài cầy, chim săn mồi và con người.

Điều đặc biệt khiến rắn hổ mang được xếp vào loại nguy hiểm, bởi nó có nọc độc, đặc biệt là có thể phun trực tiếp vào mắt đối phương, kể cả con người khi bị tấn công. Theo nghiên cứu, làm được điều này rắn hổ mang sử dụng nguyên lý co cơ, ép tuyến nọc của chúng lại để có áp lực đủ phun ra tia, có thể phóng xa khoảng 2m.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang có thể phình rộng phần cổ? (Hình 2).

Nọc độc của rắn hổ mang có thể phóng xa 2 m.

Rắn hổ mang có thể hướng nọc độc này trực tiếp vào mắt đối phương bởi nọc độc thần kinh có thể làm mù mắt đối phương trong chốc lát, giúp rắn có thể thoát thân một cách an toàn. Theo nghiên cứu, nọc phun ra không phải theo dòng theo tia, mà theo dạng hình học đặc biệt, có áp lực rất lớn nhắm thẳng vào mắt đối phương. Vì thế mà nó có thể làm mù cả hai mắt của con người. 

Hiện nay, rắn hổ mang được phân bố ở nhiều vùng khác nhau thuộc Châu Phi và Châu Á với rất nhiều chi loài khác nhau. Trong đó hổ mang chúa là loài rắn hổ mang lớn nhất, với chiều dài tối đa 18 feet (5,4 mét), sinh sống ở nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Lí giải nguyên nhân khiến mật ong chảy thành dòng thay vì chảy nhỏ giọt

Phong Linh

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.