Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang trở thành sát thủ chuyên ăn thịt đồng loại

Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang trở thành sát thủ chuyên ăn thịt đồng loại

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Chủ nhật, 10/11/2019 21:00

Người ta đã nhiều lần ghi lại được cảnh rắn hổ mang tấn công đồng loại của mình, sau khi con mồi bị hạ gục nó bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu.

Theo IFL Science, một nhóm các nhà nghiên cứu rắn Nam Phi đã vô tình bắt gặp một con rắn hổ mang chúa đang nuốt chửng đồng loại của mình. Không riêng một con rắn đó mà họ phát hiện ra tất cả rắn hổ mang trong khu vực này chuyên ăn thịt đồng loại.  

Video: Rắn hổ mang ăn thịt đồng loại

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology, sau khi tình cờ quan sát được cảnh kinh dị đó, các nhà khoa học đã thay đổi nhận thức về hành vi của rắn và mở ra “cánh cửa” nghiên cứu mới.

Trong quá trình nghiên cứu vào tháng 1/2018, các nhà khoa học đã tìm thấy tại địa điểm nghiên cứu ở sa mạc Kalahari của Nam Phi để tìm kiếm rắn hổ mang Nam Phi và rắn nước (Dispholidus typus) để phẫu thuật cấy ghép.

Trong quá trình tìm kiếm rắn, các nhà khoa học chứng kiến cảnh “hai con rắn màu vàng đang chiến đấu”. 

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang trở thành sát thủ chuyên ăn thịt đồng loại

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, lúc sau các nhà khoa học chứng kiến một con rắn hổ mang đực lớn nuốt một con rắn đực nhỏ hơn. 

Bị hấp dẫn bởi cảnh một con rắn hổ mang dài 1,7 mét đang hạ gục đồng loại của mình dài 1,3 mét, nhà khoa học Bryan Maritz và các đồng nghiệp của ông đã quyết định điều tra xem liệu sự việc bất thường đó có thực sự xảy ra thường xuyên không.

Các nhà khoa học kết luận rằng rắn hổ mang thường xuyên ăn đồng loại của mình. Theo một đánh giá gần đây, ⅓ khẩu phần ăn của rắn hổ mang là đồng loại của chúng. Nhưng vì nguy cơ chấn thương cao do tấn công con mồi nên theo tiến hóa, dần dần những con rắn hổ mang ít ăn đồng loại hơn thậm chí hiếm. 

Mặc dù vậy, rắn vẫn là loài động vật ăn thịt đồng loại nhiều nhất trong tự nhiên.

Người ta đã nhiều lần ghi lại được cảnh rắn dùng nọc độc để tấn công con mồi, sau khi con mồi bị hạ gục nó bắt đầu nuốt chửng từ phía đầu. Nó dùng hàm để ngoạm sau đó dùng cột sống để ép và kéo con mồi vào trong. Khi đã nuốt hết con mồi, con rắn bắt đầu nôn ói dịch tiết để giảm áp dạ dày và giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Kinh dị cảnh cá sói chặt lìa đầu vẫn ngoạm nát lon nước

Phong Linh

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.