Theo World Atlas, “thác máu” nằm trên dòng sông băng Taylor của Hồ Tây Bonney thuộc thung lũng khô McMurdo tại Victoria Land, Nam Cực. Thung lũng McMurdo là hoang mạc khô hạn nhất Trái Đất. Theo các nhà khoa học, 2 triệu năm qua, nơi đây chưa hề có mưa.
Đây cũng là khu vực không có băng lớn nhất ở Nam Cực với diện tích bề mặt khoảng 4.800 km2. Thung lũng này được một chỉ huy của Hải quân Anh có tên là Scott phát hiện năm 1903.
Khi phát hiện trong thung lũng McMurdo không hề có sự tồn tại của cây cối, các loài động vật gặm nhấm và động vật thân mềm như những nơi khác ở Nam Cực, thuyền trưởng Scott đã gọi đây là "Thung lũng chết".
Nguyên nhân khiến vùng này không thể có mưa là bởi tốc độ gió ở đây quá cao. Tốc độ gió thổi trong thung lũng lên đến 320 km/giờ, kéo theo không khí lạnh dày đặc kết hợp lực hấp dẫn, làm bay hơi toàn bộ nước, đá và tuyết.
Theo các nhà khoa học, bề mặt tại thung lũng khô McMurdo có địa hình rất giống Sao Hỏa. Điều này mở ra cơ hội để các nhà khoa học nghiên cứu Sao Hỏa thông qua thung lũng McMurdo.
Ngoài nghiên cứu sinh học, các nhà khoa học cũng căn cứ nhiệt độ trung bình hàng năm và lượng băng tan tại McMurdo để đưa ra những đánh giá về khí tượng. Nhờ đó, họ có thể theo dõi và dự đoán những diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Năm 1911, các nhà khoa học cho rằng màu đỏ của dòng sông tạo nên do một loại tảo. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng chất sắt ngầm dưới hồ nước mặn bị sông băng lấn chiếm bao phủ cách đây 1,5 triệu năm trước. Nhiệt độ nước trung bình -17 độ C, độ mặn cao gấp 2-3 lần so với nước biển thông thường nên không thể đóng băng.
Theo National Geographic, hình ảnh bên dưới sông băng đã giải quyết bí ẩn năm xưa, cho thấy mạng lưới phức tạp của các dòng sông ngầm, hồ nước ngầm. Tất cả đều chứa đầy nước muối cao giàu chất sắt, làm nước có màu đỏ đặc biệt.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Loài nào là sát thủ tàn bạo nhất trong thế giới côn trùng
Phong Vân