Giải mã bí ẩn: “Thị trấn ma” từng là “vựa kim cương” bị sa mạc Namib “nuốt chửng”

Giải mã bí ẩn: “Thị trấn ma” từng là “vựa kim cương” bị sa mạc Namib “nuốt chửng”

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 7, 02/11/2019 21:00

Nằm ở sa mạc Namib, thị trấn Kolmanskop từng là nơi mọi người ùn ùn kéo đến để khai thác kim cương. Giờ đây, nó được gọi với cái tên “thị trấn ma” bởi từ nhà, cửa, xe cộ đều bị vùi trong cát và bị lãng quên.

Nằm trên sa mạc Namib ở Namibia, Kolmanskop là một trong những địa điểm du lịch thăm quan hút khách nhờ cảnh tượng những ngôi nhà lún sâu trong cát.

Được thành lập vào đầu thế kỷ 19 sau khi được phát hiện, thị trấn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong gần 40 năm trước khi bị bỏ hoang.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Thị trấn ma” từng là “vựa kim cương” bị sa mạc Namib “nuốt chửng”

Kolmanskop là một trong những địa điểm du lịch thăm quan hút khách nhờ cảnh tượng những ngôi nhà lún sâu trong cát.

Vào những năm 1900, Namibia là một phần của lãnh thổ Đức ở Nam Phi. Theo một bài báo trên Namibia Accommodation, Kolmanskop được đặt tên vào năm 1905 sau khi một tài xế vận tải nổi tiếng Johhny Kolman. Năm 1908, công nhân đường sắt Zacharias Lewala là người đầu tiên tìm thấy loại đá quý có giá trị này khi đào đường ray. Viên đá được giám định và xác nhận đúng là kim cương.

Theo F2FA, ngay sau khi phát hiện ra kim cương, một số thợ mỏ người Đức đã định cư ở khu vực này và phát triển thành một thị trấn rất giàu có, được quy hoạch tốt. Nơi đây trở thành nhà của một số người giàu nhất thế giới trong thế kỷ 20.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Thị trấn ma” từng là “vựa kim cương” bị sa mạc Namib “nuốt chửng” (Hình 2).

Kolmanskop - thị trấn có cơ sở hạ tầng cao, kiến trúc tinh xảo.

Đến thập niên 1920, khoảng 300 người Đức, 40 trẻ em và 800 người Owambo bản địa sống ở Kolmanskop.

Nhờ sự giàu có của cư dân mới, thị trấn sa mạc tự hào về cơ sở hạ tầng cao, kiến ​​trúc tinh xảo và một số tiện nghi xã hội. 

Người dân địa phương còn ký hợp đồng thuê các bác sĩ, giáo viên, người bán thịt và những người giải trí ở lại trong thị trấn để phục vụ người dân.

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Thị trấn ma” từng là “vựa kim cương” bị sa mạc Namib “nuốt chửng” (Hình 3).

Nơi đây còn có trạm chụp X-quang đầu tiên ở Nam bán cầu và xe điện đầu tiên ở châu Phi. 

Kolmanskop có kết cấu tương tự một thị trấn ở Đức, với bệnh viện, nhà hát, trạm điện, trường học, nhà thi đấu và nhà máy làm đá lạnh. Nơi đây còn có trạm chụp X-quang đầu tiên ở Nam bán cầu và xe điện đầu tiên ở châu Phi. 

Thị trấn Kolmanskop bắt đầu suy tàn trong Thế chiến II khi nhiều lao động được lấy từ châu Phi và việc khai thác kim cương trở nên khó khăn hơn vì phần lớn đã bị lấy đi. 

Đến năm 1956, thị trấn kim cương vang bóng một thời đã bị bỏ hoang hoàn toàn. 

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn: “Thị trấn ma” từng là “vựa kim cương” bị sa mạc Namib “nuốt chửng” (Hình 4).

Những toàn nhà bị cát "nuốt chửng".

Kolmanskop được biết đến như một thị trấn ma khi sa mạc bắt đầu “ăn” nó. Năm 1980, công ty khai thác De Beers quyết định bảo tồn khu vực để giữ lại một phần lịch sử Kolmanskop.

Ngày nay, mặc dù bị ăn mòn dần bởi cát sa mạc, thị trấn vẫn tiếp tục thu hút du khách vì kiến ​​trúc và lịch sử phong phú.

Ngoài việc là một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Namibia, địa điểm này còn trở thành bối cảnh quay phim cho một số bộ phim và phim truyền hình như Dust Devil, The Mantis Project, Lunarcop, Destination Truth. Thị trấn ma cũng là nguồn cảm hứng cho một số tác phẩm văn học và triển lãm ảnh của các nhiếp ảnh gia như Tristan Edsall.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Kỳ lạ “giếng nước bị quỷ ám” hóa đá mọi vật

Phong Linh 

 

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.