Giải mã bí ẩn về những “vòng tròn cổ tích” kỳ lạ ở Namibia

Giải mã bí ẩn về những “vòng tròn cổ tích” kỳ lạ ở Namibia

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 6, 18/10/2019 21:00

Mảng đất trong “vòng tròn cổ tích” có tác dụng như một hồ chứa nước, chúng thu được nhiều nước hơn những mảng đất kế cạnh, dễ dàng cho rễ cây tiếp cận hơn. Cây cối vì thế cũng tự chuyển mình và tạo thành hình dạng những vòng tròn.

Các vòng tròn trên mặt đất ở sa mạc Namib giống như một tấm chấm bi rộng lớn hoặc đối với những ai thiếu sự lãng mạn thì trông như làn da của người bị bệnh thủy đậu.

Trong truyền thuyết địa phương, những vòng tròn có viền cỏ là dấu chân của các vị thần hoặc đó là mảnh đất từng bị đầu độc bởi hơi thở của một con rồng. Các nhà khoa học cố gắng đưa ra các lý giải về hiện tượng trên nhưng cũng rất khó. 

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn về những “vòng tròn cổ tích” kỳ lạ ở Namibia

"Vòng tròn cổ tích" có tác dụng như một hồ chứa nước.

Theo Science Alert, nhà sinh thái học Stephan Getzin - người Đức đến từ Đại học Göttingen đã hoàn thành nghiên cứu về hiện tượng “những vòng tròn cổ tích” ở Namibia và Australia, phủ nhận giả thuyết nổi tiếng rằng chúng do mối cát tạo ra để giữ thực vật khỏi chết ở những khu vực khô hạn, vì các vòng tròn này giúp đất giữ hơi ẩm từ mưa tốt hơn.

Trong nghiên cứu của mình, Getzin đã không thể tìm thấy các đường mối đào bên dưới các vòng tròn. Ngoài ra, một khảo sát bằng máy bay không người lái những vùng đất chắc chắn bị mối đào cho thấy nó trông khác với những gì có thể thấy ở “những vòng tròn cổ tích”.

Getzin cho hay: “Khoảng cách các mảng thực vật do mối gây ra chỉ bằng một nửa kích cỡ của những vòng tròn cổ tích và ít theo trật tự hơn nhiều”.

Ông lưu ý thêm rằng những khu vực có mối làm tổ đôi khi trùng với phạm vi các vòng tròn, nhưng thêm điều đó thì mối tương quan giữa chúng “không có mối quan hệ nhân quả nào”.

Nghiên cứu của nhà sinh thái học người Đức cũng bổ sung những sự thật mới nên cân nhắc về những "vòng tròn cổ tích”. Đặc biệt, ông chỉ ra rằng do tập trung vào những mảnh đất lấm chấm ở Namibia, các nhà nghiên cứu đã không chú ý tới sự thật rằng những miếng đất cằn cỗi có thể được tìm thấy trong hình dạng khác và với những quy mô khác. 

Cộng đồng mạng - Giải mã bí ẩn về những “vòng tròn cổ tích” kỳ lạ ở Namibia (Hình 2).

Những "vòng tròn cổ tích" có đường kính tối đa là 15m.

Một nghiên cứu về hình ảnh vệ tinh của khu đất trên Google Maps tiết lộ rằng hiện tượng này có thể có những hình dạng khác ngoài hình tròn và rộng hơn 20m, trong khi những "vòng tròn cổ tích” có đường kính tối đa là 15m.

Các nhà khoa học cho rằng những mảng đất này có tác dụng như một hồ chứa nước, chúng thu được nhiều nước hơn những mảng đất kế cạnh, dễ dàng cho rễ cây tiếp cận hơn. Cây cối vì thế cũng tự chuyển mình và tạo thành hình dạng những vòng tròn.

Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cho biết cần phải tìm hiểu thêm để biết được chính xác những mô hình này được tạo thành như thế nào. Nghiên cứu này cho thấy nước là một phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu khiến hiện tượng này xảy ra.

>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Khả năng loài trăn cái đáng sợ nhất rừng Amazon tự sinh con không cần trăn đực

Phong Linh 

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.