Chuyên gia bắt rắn Jirawat đội mũ bảo hiểm xe máy và quỳ xuống đất dụ hổ mang phun nọc độc. Rắn hổ mang phình cổ và ngóc cao đầu trong khi Jirawat chuyển động theo con rắn để nó phun nọc độc. Cuối cùng, con rắn rướn mình về phía trước và phun ra tia nọc độc về phía đối phương.
Theo chuyên gia này chia sẻ với Newsflare: “Rắn hổ mang rất nguy hiểm nhưng tôi muốn cho mọi người thấy cách rắn hổ mang phun ra nọc độc như thế nào? Người dính độc có thể rộp da, thậm chí bị mù nếu dính vào mắt. Khi độc của rắn hổ mang xâm nhập vào mạch máu, thường là qua vết cắn, nạn nhân có thể tử vong sau nhiều giờ đồng hồ".
Rắn hổ mang thường nhắm vào mắt của đối phương để phun nọc độc. Đây là một khả năng đặc biệt của chúng.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Physiological and Biochemical Zoology lí giải cách những con rắn hổ mang phun nọc độc “bách phát bách trúng”. Các nhà khoa học đã chụp ảnh với tốc độ cao để thấy được cơ chế hoạt động của nó.
Người ta hay dùng từ “nhổ nọc độc” nhưng như vậy là sai. Nhà nghiên cứu Bruce Young, Giám đốc phòng thí nghiệm giải phẫu thuộc khoa Vật lý trị liệu tại Đại học Massachusetts, Lowell cho hay, rắn hổ mang không thực sự “nhổ”. Rắn hổ mang co thắt cơ ép tuyến nọc độc để đẩy nọc độc vào răng nanh và ra khỏi lỗ và phun hướng về đằng trước tới 1,8 mét.
Tuy nhiên, để hiệu quả, nọc độc phải tiếp xúc với mắt của kẻ mù. Nếu bị nọc độc phun trúng mắt sẽ gây đau dữ dội và có thể bị mù. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng rắn hổ mang tấn công mục tiêu của chúng với tần suất đáng báo động, độ chính xác gần như 100% từ 60 cm.
Tiến sĩ Young và các đồng nghiệp của ông, Melissa Boetig và Tiến sĩ Guido Westhoff, đã tìm ra bí mật cho sự thành công của rắn hổ mang.
Nọc độc của rắn hổ mang phun độc không có hại trên da của con người, nhưng nếu tiếp xúc với mắt, lỗ mũi hoặc các vết xước trên da, nó có thể gây ra nguy hiểm rất nghiêm trọng.
Tiến sĩ Young và nhóm của ông đã sử dụng máy ảnh và điện cơ tốc độ cao (EMG) để phát hiện các cơn co thắt cơ đầu và cổ. Họ phát hiện ra rằng rắn hổ mang co bóp cơ đầu và cổ của chúng một giây trước khi nhổ. Các hoạt động cơ xoay đầu và giật nó từ bên này sang bên kia và trở lại, tạo ra các mẫu nọc độc phức tạp.
"Hệ thống phân phối nọc độc có chức năng đẩy nọc độc về phía trước trong khi các cơ đầu và cổ tạo ra sự dao động nhanh chóng và phân tán nọc độc. Có lẽ, vì thế mà khả năng cao một phần nọc độc sẽ tiếp xúc vào mắt của đối phương”, tiến sĩ Young chia sẻ Sciencedaily.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn: Tại sao rắn hổ mang trở thành sát thủ chuyên ăn thịt đồng loại
Phong Linh