Giải mã "cổng địa ngục", nơi con vật nào đến gần cũng phải bỏ mạng

Giải mã "cổng địa ngục", nơi con vật nào đến gần cũng phải bỏ mạng

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 6, 23/04/2021 08:17

Theo lời kể, bất kỳ sinh vật sống nào bước qua “cổng địa ngục” đều phải nhận chung một kết cục đó là cái chết.

“Cổng địa ngục” nằm trong một ngôi đền có niên đại hơn 2.200 năm. Nơi này trước kia từng là một phần của “thành phố thiêng” Hierapolis của người Phrygia cổ đại. Về sau, Hierapolis bị Đế chế La Mã xâm chiếm và ngày nay nó thuộc lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đời sống - Giải mã 'cổng địa ngục', nơi con vật nào đến gần cũng phải  bỏ mạng

Bức ảnh phục dựng lại phần đền với chiếc "cổng địa ngục" ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tương truyền bất cứ loài vật nào từ chim chóc đến gia súc hễ bước qua cửa hang đều bị bỏ mạng ngay lập tức. Đó là lý do tại sao hang còn được đặt tên là "Plutonium"- theo tên của thần Pluto (hay thần Hades) - vị thần cai quản địa ngục.

Theo mô tả trong các cuốn sách cổ, cửa hang có khói trắng toả ra. Không gian nơi này mù mịt một màn sương, khí đặc đến nỗi con người khó lòng nhìn thấy mặt đất. Bất cứ loài động vật nào vào trong đều nghẹt thở rồi ngã gục xuống đất. Vì thế rất nhiều giả thuyết bí ẩn đã được đặt ra. Người ta đồn rằng làn khói trắng chính là hơi thở của thần Pluto.

Nhà sử học người La Mã cổ Pliny the Elder thì viết về hiện tượng kỳ bí này là “công việc của Charon” - người lái đò đưa người chết vượt dòng sông oan hồn Acheron xuống địa ngục theo thần thoại Hy Lạp.

Tuy nhiên ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được rằng đây không phải là một hiện tượng siêu nhiên. Trước kia tại đây có suối nước nóng và đã trải qua nhiều trận động đất từ thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Người ta đã tìm ra một khe nứt tại ngôi đền nơi có “cổng địa ngục” và khe nứt này luôn toả ra khí CO2, loại khí hay gặp ở suối khoáng. Máy đo cho thấy khí CO2 đạt mức từ 4-53% tại cửa hang, thậm chí lên tới 91% phía sâu trong hang. Đây là mức có thể giết chết các sinh vật sống.

Đời sống - Giải mã 'cổng địa ngục', nơi con vật nào đến gần cũng phải  bỏ mạng (Hình 2).

Những con chim bỏ mạng khi bay gần "cổng địa ngục".

Một chuyên gia khảo cổ cho biết, những người hành hương đã thả nhiều con chim nhỏ vào trong để đo mức độ nguy hiểm của hang. Nhiều thầy tu cũng tế bò cho thần Pluto khi gặp ảo giác mạnh do ảnh hưởng của chất khí.

Song nhiều người thắc mắc tại sao động vật bỏ mạng gần như ngay lập tức mà con người lại có thể sống sót khi bước qua cổng địa ngục. Câu trả lời chính là khí CO2 nặng hơn không khí nên tập trung nhiều ở mặt đất. Con người lại đứng ở vị trí cao hơn động vật nên đã may mắn không nằm trong tầm ảnh hưởng của làn khí chết chóc.

Dù bí ẩn đằng sau cổng địa ngục đã được sáng tỏ nhưng tốt nhất bạn không nên ghé thăm địa điểm này, nhất là vào ban đêm. Bởi thời điểm mặt trời khuất bóng, mật độ khí CO2 dày đặc hơn, có thể gây nguy hiểm cho con người. Hiện các chuyên gia đang nỗ lực tái tạo lại “cổng địa ngục” để giúp công chúng có thể chiêm ngưỡng trong một tương lai không xa.

Minh Hoa (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.