Giải mã hiện tượng giàu nhất Trái đất của ông chủ Amazon.com

Giải mã hiện tượng giàu nhất Trái đất của ông chủ Amazon.com

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Thứ 5, 08/03/2018 11:45

“Tôi không nghĩ tôi sẽ hối hận vì cố gắng và thất bại. Và tôi nghi ngờ rằng tôi sẽ luôn luôn bị ám ảnh bởi một quyết định không cố gắng chút nào” – Giám đốc điều hành Amazon.com, ông Jeff Bezos nói.

Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới Amazon - ông Jeff Bezos - là người đầu tiên có tài sản vượt qua mốc 100 tỷ USD.

Với giá trị tài sản này, ông Jeff Bezos đã soán ngôi vị người giàu nhất hành tinh của tỷ phú Bill Gates, trong danh sách các tỷ phú Thế giới 2018 mới được xếp hạng bởi tạp chí Mỹ Forbes.

Theo Forbes, hiện vị tỷ phú 54 tuổi người Mỹ Jeff Bezos có khối tài sản trị giá 127,3 USD, trong khi nhà đồng sáng lập Microsoft – ông Bill Gates đứng vị trí thứ 2 với 90 tỷ USD.

Giải mã hiện tượng giàu nhất Trái đất của ông chủ Amazon.com

Người giàu có nhất hành tinh - ông chủ Amazon, tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos 

Jeff Bezos thành lập trang thương mại điện tử Amazon.com trong một nhà để xe ở Seattle vào năm 1994 và hiện đang sở hữu 16% cổ phần ở đó.

Năm 1997, Amazon thực hiện IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu), phương châm của Amazon là "đưa ra quyết định đầu tư dựa trên sự cân nhắc, tính toán về thị trường trong dài hạn, thay vì dựa trên những lợi ích ngắn hạn dựa trên phản ứng của phố Wall".

Trong năm 2017, cổ phiếu Amazon đã tăng khoảng 73%, giúp hãng này vượt qua đại gia phần mềm Microsoft (vốn hóa 704 tỷ USD) trở thành công ty niêm yết lớn thứ 3 tại Mỹ với vốn hóa 717 tỷ USD, theo CNBC.

Với mức vốn hóa hiện tại, Amazon chỉ còn đứng sau hãng công nghệ Apple và tập đoàn Alphabet.  Nhà sản xuất iPhone hiện sở hữu mức vốn hóa 868 tỷ USD, trong khi công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google có vốn hóa 773 tỷ USD.

Với vị thế dẫn đầu trong ngành bán lẻ và điện toán đám mây, Amazon đang đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, bán lẻ thực phẩm. Thậm chí, trong mảng thương mại điện tử, công ty này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

"Quần áo, giày dép và phụ kiện cũng như đồ nội thất vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển bởi mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ đang được khai thác trực tuyến", hãng dịch vụ tài chính toàn cầu Credit Suisse cho biết trong một báo cáo hồi đầu năm và khẳng định, đây cũng là những danh mục mang về doanh thu lớn hơn nhiều so với điện tử tiêu dùng và truyền thông.

Thành công của Amazon được xây dựng từ vô số thất bại khác nhau. Trong khi những tập đoàn lớn luôn tỏ ra lo ngại và hết sức né tránh các lỗi lầm, Amazon liên tục có những bước đột phá "không tới đâu" khiến cho tập đoàn này thiệt hại hàng trăm triệu USD.

Jeff Bezos cũng là một lãnh đạo "xưa nay hiếm" khi tự hào khoe thất bại của mình. "Chính tay tôi đã khiến cho Amazon thiệt hại hàng chục tỷ USD," Jeff Bezos nói trong một buổi thuyết trình vào 2014.

Bởi vì, đế chế Amazon của Jeff Bezos được khẳng định là nơi hoan nghênh thất bại và chỉ cần một vài thành công sẽ có thể bù đắp được hàng chục sai lầm.

"Nó như là một thí nghiệm. Và do là thí nghiệm, bạn sẽ chẳng hề biết chuyện gì sẽ xảy ra. Thất bại là một trong những yếu tố tất nhiên của thí nghiệm. Chỉ cần một vài thành công sẽ có thể bù đắp được hàng chục sai lầm - Jeff Bezos giải thích. "

Một trong những “thí nghiệm” mạo hiểm mang đến thành công cho Amazon là việc thử nghiệm máy đọc sách Kindle, nhắm vào thị trường những người tri thức "cứng đầu", luôn xem sách giấy là một thứ không thể thay thế. Ngày nay Kindle đã trở thành sản phẩm công nghệ được mệnh danh là "sát thủ" của sách giấy truyền thống.

Vào năm 2014, Amazon cho ra đời Echo, sản phẩm loa thông minh tích hợp trợ lý ảo Alexa. Echo đã mở ra một thị trường hoàn toàn mới và khiến cho các đối thủ công nghệ khác là Google, Apple và cả Microsoft phải chạy đua quyết liệt để đuổi theo.

"Jeff Bezos luôn đi trước một bước," theo Sunder Kekre, giáo sư Đại học Carnegie Mellon. "Từ giao hàng bằng máy bay không người lái đến siêu thị không có quầy thu ngân, Văn hóa Amazon cho phép công ty luôn có những bước đi táo bạo và tách mình ra khỏi các đối thủ khác trên thị trường."

Một thập kỷ phát triển không ngại thất bại của Amazon cho thấy gã khổng lồ ngày đang rút ngắn thời gian từ lúc khách hàng bắt đầu khao khát một sản phẩm đến khi họ nhận được sản phẩm đó.

Và để đạt được mục tiêu này, Amazon cần phải tiến nhiều bước xa và mạo hiểm hơn nữa để luôn đi trước các đối thủ khác. Và một trong những lợi thế cạnh tranh nhất đó chính là Văn hóa Amazon, một thứ không thể nào bị sao chép.

Ngoài công nghệ và bán lẻ, vị tỷ phú giàu nhất hành tinh còn có một niềm đam mê khác là du lịch không gian. Công ty hàng không của ông, Blue Origin, đang phát triển một loại tên lửa có thể tái sử dụng mà Bezos cho là sẽ có thể chuyên chở hành khách.

Ngoài ra, Bezos đã mua tờ báo nổi tiếng Bưu điện Washington (The Washington Post) trong năm 2013 với giá 250 triệu USD.

Vinh Phan (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.