Hồ Nyos ở Cameroon là một trong ba hồ tử thần ở châu Phi. Thoạt nhìn, hồ Nyos rất yên bình và xinh đẹp với làn nước trong xanh, khung cảnh lãng mạn. Thế nhưng nơi đây mọi người gọi là vùng đất "tử thần", tên gọi này xuất phát từ sự kiện rùng rợn, chết chóc của hồ Nyos.
Ít ai ngờ nó lại là thủ phạm khiến 2.000 người mất mạng và biến khu vực xung quanh hồ thành một vùng hoang phế.
Cameroon là một quốc gia có nhiều núi lửa hoạt động nhất nhì thế giới. Hồ Nyos là một trong những hồ núi lửa có độ cao 1.091m, độ sâu trung bình 200m. Ở dưới độ sâu đáy hồ là hàng tỷ tấn carbon dioxide hòa tan có thể gây nổ bất cứ lúc nào, điều nguy hiểm hơn, nồng độ chất độc ấy ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Vào ngày định mệnh chạng vạng tối ngày 21/8/1986, bề mặt hồ Nyos từng xuất hiện những đốm sáng lấp lánh, ven hồ tỏa ra một mùi rất khó chịu. Âm thanh lạ xuất hiện rung chuyển mặt đất.
Toàn bộ nước trong hồ Nyos bỗng bắn ra ngoài, tốc độ bắn của các cột nước lên tới 100km/giờ, mặt hồ trở nên đục ngầu vì khí carbon dioxide, đồng thời bốc mùi hôi thối liên tục. Thậm chí, vụ nổ còn tạo ra sóng thần cao tới 25m nhấn chìm nhiều khu vực xung quanh.
Chưa dừng lại ở đó, lớp khói chứa carbon dioxide đậm đặc nhanh chóng bao trùm tứ phía vượt tới độ cao hơn 120m, hình thành một tầng mây chết chóc dày khoảng 50m, bao phủ bán kính hơn 23km.
Đêm đó, mọi người say giấc, sáng hôm sau, người ta phát hiện dân cư trong vùng và toàn bộ gia súc đã chết! Theo ước tính, 1.746 người thiệt mạng trong thảm kịch hồ Nyos phát nổ, khoảng 3.500 gia súc, gia cầm chết hàng loạt. Thật đáng sợ khi trước mặt bạn là khung cảnh thiên nhiên nhưng không có sự sống.
Chứng kiến thảm họa khủng khiếp này, chính quyền địa phương đã xin cứu viện khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế, mọi sự quan tâm chú ý đổ đồn về phía khu vực cấm này. Sau quá trình lấy mẫu đất, đá, nước để phân tích, các nhà khoa học kết luận nguyên nhân gây ra thảm họa là do lượng carbon dioxide hòa tan trong nước hồ quá cao, vì vậy mà người và gia súc đều tử vong vì thiếu oxy.
Các chuyên gia cho biết thêm hồ Nyos nằm trong miệng của một núi lửa đã chết, nơi đây chứa một lượng lớn dung nham núi lửa nằm sâu trong lớp vỏ Trái đất.
Tuy nhiên, trong nước hồ lại hòa tan 90% chất khí carbon dioxide nặng hơn không khí gấp 1,5 lần. Các khí kịch độc chứa hydro xyanua và thể mở rộng của nó thoát ra ngoài khi có lực khuấy đủ mạnh từ bên ngoài, phần nước chứa đầy H2CO3 sẽ dâng lên, sản sinh ra một lượng lớn carbon dioxidde và bắn ra khỏi mặt nước.
Vì vậy, có một sự thật đau lòng rằng, với thảm họa thiên nhiên, con người khó có thể xử lý, chỉ mong rằng có thể giảm bớt những thảm họa tương tự.
Nguyên Anh (Tổng hợp)