Giải mã khoa học hiện tượng "trăng máu" xôn xao dư luận

Giải mã khoa học hiện tượng "trăng máu" xôn xao dư luận

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 2, 07/08/2017 14:22

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam thì đêm nay chỉ xảy ra hiện tượng nguyệt thực một phần chứ không phải “trăng máu” như những lời đồn đoán.

Mấy ngày gần đây, dư luận xôn xao về hiện tượng “trăng máu”. Theo đó, vào đêm ngày 7/8 rạng sáng ngày 8/8 sẽ xuất hiện “trăng máu” trên bầu trời. Đây được coi là một hiện tượng thiên văn kỳ thú gây sự tò mò và được nhiều người mong đợi.

Bạn trẻ Lan Bình cho biết: “Mình cũng nghe nhiều người đồn đại về “trăng máu” nên tối nay sẽ cố gắng thức xem. Mấy ngày hôm nay bạn bè mình ai cũng cố gắng tìm một địa điểm đẹp để nhìn ngắm".

Trong khi đó thành viên có nick Candy Bùi không gấu nổi sự háo hức: “Nhiều lần mình cũng nghe thông tin về “trăng máu”, “siêu trăng" nhưng không biết thực hư như thế nào”.

Trước sự tò mò của không ít người, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam. Ông Sơn cho  rằng: “Chúng ta gọi là “trăng máu” là hoàn toàn không đúng, hiện tượng này chỉ là nguyệt thực một phần. Nó là hiện tượng thiên văn kỳ thú đang được mong đợi nhất”.

Đời sống - Giải mã khoa học hiện tượng 'trăng máu' xôn xao dư luận

Hiện tượng nguyệt thực một phần (Ảnh: internet).

Cũng theo ông Sơn, nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm ở phía bên kia của Trái Đất so với Mặt Trời và đi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất. Do ánh sáng của Mặt Trăng mà chúng ta quan sát trên thực tế là ánh sáng phản xạ từ Mặt Trời. Nên khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối này chỉ có rất ít ánh sáng Mặt Trời được chiếu tới và phản xạ trên bề mặt của nó, khiến cho Mặt Trăng tối hơn thông thường rất nhiều và vùng bị che khuất có màu đỏ thẫm hoặc đỏ nhạt .

Mặc dù hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra nhiều hơn và dễ quan sát hơn nhật thực. Nhưng trên thực tế, nguyệt thực một phần vẫn là hiện tượng thiên văn thú vị, được nhiều người quan tâm.

“Việt Nam cũng nằm trong khu vực có thể quan sát. Tuy nhiên, nếu thời tiết đẹp mới dễ nhìn và người xem có thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của nó. Nguyệt thực sẽ kéo dài trong 5 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 23h ngày 7/8, khi đó Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt. Đến rạng sáng ngày 8/8, Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm. Với hiện tượng thiên văn kỳ thú này chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường và bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy Mặt Trăng khi nó có mặt trên bầu trời”, ông Sơn cho biết thêm.

Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.