Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt

Thứ 4, 28/08/2024 19:30

Vào khoảng năm 1650 trước Công nguyên, một thảm họa kinh hoàng đã khiến thành phố Tall el-Hammam bị "xóa sổ" hoàn toàn trong chớp mắt.

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân khiến dân cư ở thành phố Tall el-Hammam, thành phố thời đồ Đồng trong thung lũng Jordan, Trung Đông bị hủy diệt có khả năng liên quan đến sự kiện thiên thạch phát nổ trên không.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 1.

Các nhà khoa học tin rằng thành phố được tìm thấy chính là thành phốcổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah nằm ở phía bắc của Biển Chết ngày nay. Ảnh: Daily Mail.

Thành phố Sodom và Gomorah từng là hai vương quốc nằm trên đồng bằng sông Jordan, phía bắc của vị trí Biển Chết ngày nay, và được miêu tả trong kinh thánh là những khu vực trù phú, xanh tươi và có hệ thống tưới tiêu phát triển.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 2.

Một số mảnh gốm được tìm thấy tại thành phố cổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah vào tháng 2. Ảnh: Facebook.

Đặc biệt, Sodom là một trong những thành phố lớn nhất ở phía đông của Jordan được miêu tả là nằm trên một tuyến đường thương mại quan trọng, và do diện tích rộng lớn của khu vực này nên nó được miêu tả là được xây dựng kiên cố với những ngọn tháp và những bức tường cao và dày.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 3.

Một số mảnh gốm được tìm thấy tại khu vực này vào tháng 2. Ảnh: Facebook.

Tiến sĩ Steven Collins thuộc Đại học Trinity Southwestern ở New Mexico, trưởng nhóm dự án chia sẻ với tờ Popular Archaeology rằng đây là thành phố rất "kỳ lạ" so với các thành phố khác trong vùng cùng xuất hiện trong giai đoạn đó.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 4.

Bức tường lớn nhất được tìm thấy ở thành phố cổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah cao 10m và dày khoảng 5,2m. Ảnh: Facebook.

Trước khi các cuộc khai quật được tiến hành năm 2005, có rất ít thông tin về Thời kỳ đồ đồng ở khu vực phía nam Thung lũng sông Jordan. Nhưng những dấu vết của thành phố khổng lồ này đã chỉ ra rằng từng có một xã hội phức tạp tồn tại ở đây.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 5.

Bức tường ở thành phố cổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah có các cánh cổng, tháp canh và có ít nhất 1 con đường. Ảnh: Facebook.

Nhóm của Steven cho biết đã tìm thấy bằng chứng về việc thành phố được mở rộng và được bảo vệ bằng những bức tường và thành lũy dày, trong đó có một bức tường dày 5,2m và cao 10m. Bức tường này có nhiều cửa, tháp canh và có ít nhất một con đường.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 6.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những khối đá được khoét lỗ quanh khu vực thành phố cổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah và cho rằng chúng từng được sử dụng để nấu ăn. Ảnh: Facebook.

Nơi đây đã bị bỏ hoang trong suốt hơn 700 năm và sau đó bắt đầu phát triển mạnh một lần nữa, với bằng chứng là những cánh cổng sắt lớn dẫn vào thành phố.

Kết luận này được đưa ra khi các nhà nghiên cứu tìm thấy ở đây một vài hiện vật có từ giai đoạn cuối của thời kỳ này so với các nơi khác trong vùng.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 7.

Tiến sĩ Steven Collins, trưởng nhóm dự án, đang đứng trong một trong những bức tường lớn nhất được tìm thấy tại khu vực này. Ảnh: Facebook.

Trong thời gian vào khoảng giữa Thời kỳ đồ đồng, bức tường trên đã bị thay thế bằng một bức tường thành khổng lồ, rộng 7m, có đỉnh bằng phẳng và mở rộng gấp đôi con đường vòng bao quanh thành phố.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 8.

Thành phố cổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah từng bị bỏ hoang trong 700 năm và sau đó được tái xây dựng lại ở Thời đồ sắt. Ảnh: Facebook.

"Vì vậy, tôi cho rằng nếu ai đó muốn tìm thành phố Sodom, họ nên tìm kiếm thành phố lớn nhất từng tồn tại ở khu vực này trong Thời kỳ đồ đồng, dưới thời của Abraham. 

Khi chúng tôi khai quật khu vực này, Tall el-Hamaam là một lựa chọn hiển nhiên vì nó lớn gấp 5 – 10 lần so với các thành phố khác ở tại khu vực này trong Thời kỳ đồ đồng", Steven cho biết.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 9.

Cũng theo chuyên gia này, các nhà khoa học có rất ít thông tin về Thời kỳ đồ đồng tại khu vực phía nam Thung lũng sông Jordan vì hầu hết bản đồ khảo cổ ở đây đều trống không.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 10.

Thành phốcổ bị "xóa sổ" Sodom và Gomorah từng được tiếp tục mở rộng với bằng chứng là bức tường thành dày 5,2m và cao 10m. Ảnh: Facebook.

Được biết, những tàn tích của thành phố trên cho thấy một hệ thống thành lũy dày, chắc hẳn được xây nên từ hàng triệu viên gạch và phải cần đến hàng trăm công nhân để hoàn thành.

Điều này cho thấy, từ giai đoạn đó đã có sự phát triển của công nghệ và tổ chức xã hội chặt chẽ. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy thành phố đổ nát này từng có những cánh cổng, các tòa tháp, một con đường chính và các quảng trường.

Giải mã nguyên nhân thành phố cổ bị "xóa sổ" trong chớp mắt- Ảnh 11.

Sau đó, khu vực này bị bỏ hoang suốt 7 thế kỷ. Căn cứ trên cánh cổng sắt lớn được tìm thấy, các nhà khoa học kết luận rằng thành phố này đã được xây dựng lại vào thời đại đồ sắt, giữa năm 1000 – 332 trước Công Nguyên.

Chuyên gia Kennett nhấn mạnh, những bằng chứng chính về vụ nổ thiên thạch trên không do nhóm của ông phát hiện là sự tồn tại của thạch anh bị sốc - vật liệu được hình thành dưới áp suất rất cao. Điều này có nghĩa là có những áp lực cực mạnh gây ra với các tinh thể thạch anh - một trong những khoáng chất cứng nhất rất khó bị sốc.

Đô thị cổ Tell el-Hamman, nằm ở phía đông bắc Biển Chết và là một trong những khu vực đông dân cư nhất trong thời kỳ đồ đồng với dân số gấp 10 lần Jerusalem.

Theo tiến sĩ Steven, nhiều khả năng thành phố này bị phá hủy sau một trận động đất vào cuối Thời kỳ đồ đồng. Nhưng nhiều chuyên gia khác lại cho rằng thiên thạch đã rơi xuống và hủy diệt thành phố này.

KHÁNH LINH (T/h)








Một số mảnh gốm được tìm thấy tại khu vực này vào tháng 2. Ảnh: Facebook.

KHÁNH LINH (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.