Giải mã sự thật câu chuyện đi tìm Người Tuyết của Hitler

Giải mã sự thật câu chuyện đi tìm Người Tuyết của Hitler

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 26/11/2017 10:15

Chuyến thám hiểm của Đức Quốc xã ở Tây Tạng vào những năm 1938 vẫn gây nhiều tranh cãi về việc phải chăng Hitler muốn đi tìm Người Tuyết.

Hồ sơ - Giải mã sự thật câu chuyện đi tìm Người Tuyết của Hitler

Chuyến thám hiểm của Đức Quốc xã ở Tây Tạng vào những năm 1938 được đồn đoán là đi tìm Người Tuyết.

Đức Quốc xã dưới sự thống trị của Hitler trong lịch sử được cho là có các chương trình lớn nghiên cứu về những sinh vật huyền bí. Từ các chương trình tìm kiếm căn cứ UFO, khám phá những sự việc siêu nhiên cho tới nghiên cứu các loại vũ khí mà thế giới chưa bao giờ nhìn thấy, quốc gia này không chỉ gây ra những “đại họa” trong lịch sử mà còn gắn liền với những câu chuyện bí ẩn nhất của nhân loại.

Truy tìm Người Tuyết?

Trong tất cả các câu chuyện kỳ lạ nhất liên quan đến Đức Quốc xã, người ta có thể tìm thấy một loạt các chuyến phiêu lưu kịch tính đi tìm quái vật, mà xen lẫn trong đó có cả sự thật lẫn hư cấu. Dẫu vậy, ai cũng biết rằng, Hitler là một người theo đuổi và dành nhiều công sức đối với các hiện tượng huyền bí một cách mãnh liệt, đến mức nhân vật độc tài này còn lập nên một tổ chức nghiên cứu riêng biệt có tên là Ahnenerbe.

Người đứng đầu tổ chức Ahnenerbe là một trong những lãnh đạo hàng đầu của Đức Quốc xã - Thống chế Heinrich Himmler. Bề ngoài, Ahnenerbe được coi là dự án nghiên cứu lịch sử về chủng tộc Aryan, nhưng nó nhanh chóng phân ra các nhánh nghiên cứu chủ nghĩa thần bí và những sự kiện kỳ lạ. Các thành viên của Ahnenerbe theo đuổi tất cả mọi thứ từ ma thuật, ,triệu hồi quỷ dữ... cho đến tìm kiếm Chén Thánh ngoài đời thực. Một trong những nhiệm vụ nổi tiếng nhất là truy tìm Yeti ở dãy Himalaya, sinh vật hay còn được gọi là Người Tuyết.

Năm 1938, Đức Quốc xã tổ chức một cuộc thám hiểm đến vùng hoang vu giá lạnh của dãy núi Himalaya ở Tây Tạng. Chuyến đi có sự chỉ đạo của Himmler và tổ chức Ahnenerbe, với sự tham gia của chuyên gia động vật và nhà nhân chủng học Ernst Schfer, nhà nhân chủng học Bruno Beger - người khá nổi tiếng với các lý thuyết nói rằng Tây Tạng là nơi sinh sống của các chủng tộc Aryan. Mục đích của cuộc thám hiểm được công bố là nghiên cứu khoa học thuần tuý để thu thập, phác họa về lịch sử tự nhiên và văn hóa của khu vực, bao gồm yếu tố cấu thành như thực vật, động vật, con người, địa chất.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, chuyến đi chỉ là bình phong cho một mục đích hoàn toàn khác.

Trên thực tế, nhà văn Anh Christopher Hale từng kể về một tuyên bố bí mật do Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã Joseph Goebbels đưa ra năm 1940, nói rằng cuộc thám hiểm có mục tiêu sâu xa hơn về mục đích chính trị và quân sự. Trong đó chẳng hạn như thiết lập các căn cứ trong khu vực để dàn dựng các cuộc tấn công du kích chống lại người Anh ở Ấn Độ hoặc cung cấp bản đồ và biểu đồ khảo sát cho mục đích này.

Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng, động cơ thực sự của sứ mệnh là để tìm ra tung tích của Người Tuyết và sử dụng sinh vật huyền thoại làm bằng chứng để chứng minh lý thuyết “giả khoa học” của họ về nguồn gốc của con người và duy trì công tác tuyên truyền riêng của mình về chủng tộc thượng đẳng. Thậm chí có tin đồn nói Đức Quốc xã có thể nghĩ Người Tuyết là một loại tổ tiên của chủng tộc Aryan.

Mục tiêu đi tìm nguồn gốc chủng tộc Aryan từ lâu đã trở thành lý tưởng xuyên suốt của Hitler. Khi trở thành người lãnh đạo Đức Quốc xã, Hitler cuồng nhiệt với niềm tin người Aryan là chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới.

Tổ chức bí ẩn

Hồ sơ - Giải mã sự thật câu chuyện đi tìm Người Tuyết của Hitler (Hình 2).

Hình minh họa về Người Tuyết.

Sự thật về các giả thuyết trên vẫn chưa được xác định sau nhiều năm trôi qua. Nhưng nhiều người tin rằng Schfer và Beger khi đó chắc chắn từng biết huyền thoại về sinh vật hoang dã khổng lồ có hình dạng con người trên dãy Himalaya và theo đuổi một số nghiên cứu riêng rẽ trong sứ mệnh này.

Đoàn thám hiểm Đức Quốc xã đã thu thập hàng ngàn mẫu thực vật và động vật sống, cũng như rất nhiều hình ảnh, đoạn phim và hiện vật của các dân tộc bản địa, chẳng hạn như một bản sao của bộ kinh Tây Tạng, được gọi là Kangyur, bên cạnh lượng dữ liệu quy mô lớn về địa chất và địa hình.

Ngoài ra Schfer còn lưu lại hàng tập ghi chú chi tiết về mọi khía cạnh trong cuộc thám hiểm, cũng như các ghi chép tỉ mỉ giới thiệu nền văn hóa và phong tục của người Tây Tạng, chưa kể đến cuốn nhật ký riêng của Beger trong hoạt động truyền giáo.

Tuy nhiên, không có tài liệu nào trong số này đề cập đến chuyến đi săn Người Tuyết hay bằng chứng về sứ mệnh đó. Schfer dường như tin rằng sinh vật huyền thoại này không có gì bí ẩn khi chúng chỉ là một số loại gấu lớn.

Dẫu vậy, đã có nhiều giả thuyết âm mưu xoáy vào cuộc thám hiểm của Đức Quốc xã ở Tây Tạng kể từ đó, với càng nhiều quan điểm nhận định Himmler và tổ chức bí ẩn Ahnenerbe đứng đằng sau hàng loạt chuyến thám hiểm kỳ lạ ở khắp nơi trên thế giới.

Cũng có ý kiến nhắc đến những danh hiệu và vinh dự to lớn được ban cho Schfer không phải là chỉ dành cho những nghiên cứu khoa học đơn thuần mà đến từ những khám phá của ông về các hiện tượng kỳ lạ trên thế giới.

Cho đến nay, câu hỏi về việc Đức Quốc xã có thực sự mở cuộc thám hiểm đi tìm Người Tuyết hay không vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.