Tiết lộ về thiên thạch đâm trúng "gót chân Asin" Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng

Tiết lộ về thiên thạch đâm trúng "gót chân Asin" Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 3, 14/11/2017 22:00

Theo The Conversation, loài khủng long bị xóa sổ khoảng 66 triệu năm về trước, khi một tiểu hành tinh đâm xuống Trái đất, đúng vị trí được coi là "gót chân Asin" của hành tinh xanh.

"Gót chân Asin" của Trái đất

 

Hồ sơ - Tiết lộ về thiên thạch đâm trúng 'gót chân Asin' Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng

Nếu thiên thạch từ 66 triệu năm trước rơi xuống một địa điểm khác, có lẽ khủng long đã không tuyệt chủng và loài người sẽ khó phát triển như ngày hôm nay (Ảnh minh họa)

Theo The Conversation, các nhà khoa học tin rằng, loài khủng long bị xóa sổ khoảng 66 triệu năm về trước, khi một tiểu hành tinh đâm xuống Trái đất, hất tung những đám muội than và bụi đất khổng lồ vào bầu khí quyển, gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các nhà nghiên cứ từ đại học Tohoku Nhật Bản đánh giá, để có số lượng muội than đủ cho một sự kiện thảm họa toàn cầu như vậy, tiểu hành tinh phải va chạm tại nơi đất đá giàu hydrocarbon.

Chỉ 13% bề mặt Trái đất chứa loại đất đá này. Theo phỏng đoán, nếu một thiên thạch có kích thước y hệt rơi xuống một địa điểm khác, hậu quả chỉ bằng 1% so với những gì đã diễn ra, chưa kể tới việc một vụ va chạm như vậy là rất hi hữu về mặt thiên văn học.

Hố va chạm gây ra bởi tiểu hành tinh đường kính 10km nằm gần Chicuxlub trên bán đảo Yucatán của Mexico, được phát hiện vào năm 1991. Trước đó, nó bị che khuất vì nằm dưới lớp trầm tích dưới đáy biển.

Lớp đất đá ở phía dưới hố chứa thạch cao giàu sulphur và lượng hydrocacbon cao. Nếu vụ va chạm xảy ra cách đó khoảng 600km, hay bất kỳ địa điểm nào khác trên địa cầu, hậu quả sẽ không nghiêm trọng như vậy.

Các loài khủng long trên cạn cũng như nhiều nhóm động vật khác sẽ không bị tuyệt chủng và sự sống sót của chúng sẽ kìm hãm, thậm chí ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của động vật có vú, kể cả loài người.

Ngay sau khi va chạm, thiên thạch tạo ra vụ nổ với các cơn địa chấn, sóng thần, núi lửa phun trào, động đất, cháy rừng hàng loạt, gây tổn thất nặng nề cho hệ sinh thái. 

Tuy nhiên, những tác động này không có khả năng gây ra tuyệt chủng trên quy mô toàn cầu, do nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Theo các nhà nghiên cứu, tổn thất thực sự đến từ các hạt vật chất bị hất văng lên tầng bình lưu.

Lớp muội than trên tầng bình lưu đã chặn ánh sáng mặt trời trong nhiều năm, tạo ra “mùa đông hạt nhân”, ngăn chặn quá trình quang hợp, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái.

Cùng với sự “tắt đèn” toàn cầu là hạn hán quanh đường xích đạo và giảm nhiệt độ cực đại ở các vĩ độ cao. Khí sulphate cũng tạo ra mưa acid, làm thay đổi thành phần của nước biển, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái trên biển và đất liền.

Các nhà khoa học tại Tohoku sử dụng mô hình khí hậu toàn cầu để dự đoán quy mô của thiệt hại phụ thuộc vào địa chất của địa điểm va chạm, cũng như khối lượng và tính chất hóa học của những vật chất bị hất lên bầu khí quyển.

Ở hầu hết các địa điểm khác, hậu quả đều không nghiêm trọng như vậy.

Thiên thạch đã đánh trúng "gót chân Asin" của Trái đất.

Sự kiện đại tuyệt chủng tiếp theo?

Hồ sơ - Tiết lộ về thiên thạch đâm trúng 'gót chân Asin' Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng (Hình 2).

Khả năng va chạm thiên thạch trong tương lai là có thật.

Tất cả các sinh vật đều không thoát khỏi sự tuyệt chủng. Các sự kiện tuyệt chủng xảy ra trên mọi cấp độ, từ sự biến mất của một cá thể loài, tới những vụ đại tuyệt chủng, khi 75% các loài sinh vật bị xóa sổ trên toàn cầu.

Đã có năm vụ đại tuyệt chủng diễn ra trong 500 triệu năm qua và loài người đang tự tạo ra sự kiện tuyệt chủng thứ 6 do ô nhiễm, phá hủy môi trường sống tự nhiên và săn bắn.

Khả năng của một vụ va chạm thiên thạch trong tương lai là có thực. Chương trình Vật thể gần Trái đất của NASA đang nỗ lực mô phỏng các đường đi của những sao chổi và thiên thạch có thể tiếp cận Trái đất.

Nhiều kế hoạch đã được đặt ra để phát triển các công nghệ có khả năng làm lệch hướng của vật thể trên đường va chạm.

Mặt khác, nghiên cứu mới nhất về sự tuyệt chủng của loài khủng long cho thấy chúng ta có thể bớt lo lắng về hậu quả của một vụ va chạm thiên thạch, và nên biết ơn vận may có một không hai xảy ra 66 triệu năm trước.

Xem thêm: Phát hiện 400 thi thể bị IS hành quyết tại Iraq

Nguyễn Văn Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.