Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ

Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ

Thứ 3, 22/10/2013 20:02

Cùng điểm lại những nữ diễn viên: Trà Giang, Như Quỳnh, Thanh Tú, Thanh Loan... từng rất thành công và cũng là biểu tượng của nền điện ảnh nước nhà.

NSND Trà Giang  

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 2).

 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 3).

NSND Trà Giang là một diễn viên điện ảnh Việt Nam nổi tiếng 

 Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là Dòng sông hoa trắng (đạo diễn Trần Phương). 

Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973).  

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 4).

Trà Giang là một học sinh miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1955 khi đất nước bị chia làm hai miền. Năm 1959, cô học sinh trở thành sinh viên khoa Đạo diễn – Diễn viên của trường Điện ảnh và đến năm 1961, khi mới 19 tuổi, cô đã đóng bộ phim truyện đầu tiên của đời diễn viên, đó là bộ phim “Một ngày đầu thu”. 

Từ ngày bắt đầu ấy, cho đến năm 1990, về nghỉ hưu cũng là năm trở về sống ở thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 30 năm chị đã đóng mấy chục bộ phim. Nhiều phim có chị tham gia với các vai diễn đã trở thành những phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng người xem. “Chị Tư Hậu”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Làng nổi”, “Người không biết nói”, “Ngày thánh lễ”… 

Những bộ phim trong đó nữ nghệ sĩ Trà Giang khắc họa nhiều tính cách phụ nữ Nam bộ và phụ nữ nói chung, những tính cách phụ nữ tiêu biểu cho cả một giai đoạn cách mạng, trong chiến đấu cũng như xây dựng cuộc sống và tâm hồn con người.

NSND Như Quỳnh 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 5).

Như Quỳnh tham gia bộ phim đầu tiên - Bài ca ra trận

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 6).

Như Quỳnh tốt nghiệp ngành diễn viên năm 1971 tại trường Sân khấu Việt Nam (nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội) với vai Kiều Hai năm sau, Như Quỳnh tham gia bộ phim đầu tiên - Bài ca ra trận. Với vai cô Nết trong phim Đến hẹn lại lên (1974), Như Quỳnh đoạt Giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3 (1975). 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 7).

Bà được Nhà nước Việt Nam phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1988 và Nghệ sĩ nhân dân năm 2007. Cuối năm 2007, bà giành giải thưởng Diễn viên nước ngoài xuất sắc Hàn Quốc do Đài truyền hình SBS trao tặng với vai bà mẹ trong bộ phim 64 tập Cô dâu Vàng (Hãng phim truyện I và SBS hợp tác sản xuất). 

Ngoài nghiệp diễn viên điện ảnh, bà cũng làm người mẫu tham gia khá nhiều chương trình quảng cáo trên truyền hình. 

NSUT Thủy Liên

 Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 8).

Tên nghệ sĩ là vẻ đẹp của loài Sen sang trọng luôn có mùi quyến rũ, nhưng nghệ sĩ lại yêu vẻ đẹp tím nhẹ dịu dàng, e ấp, thanh tao, thật nền nã của loài bông súng dân dã. Hình ảnh của một Sáu Linh, Bảy Hạnh bây giờ trong chị là thi thoảng vẫn hâm nóng niềm đam mê diễn xuất trong một số phim truyền hình, còn phần lớn thời gian nghệ sĩ giành chăm sóc cho mảnh vườn tại Long Phước, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh…

 Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 9).

Ngay từ khi học cấp 2, lên cấp 3, nghệ sĩ luôn là cây văn nghệ sáng giá của trường, không đơn thuần là ca hát mà Thùy Liên còn thành lập ngay đội kịch mang tên mình cùng nhiều vai trò: viết kịch bản, dàn dựng kiêm diễn viên. Các tiểu phẩm, kịch ngắn luôn có đề tài về những khát vọng của học sinh, sự vượt khó trong cuộc sống, ca ngợi, tri ân tấm lòng của các thầy cô. 

Từ đây mà tên tuổi của cô nữ sinh nổi tiếng của Trường cấp 3 Hưng Đạo đã lọt vào  khung hình của các đạo diễn như Lê Hoàng Hoa, Lưu Bạch Đàn qua các phim: Bão tình, Chàng ngốc gặp hên, Ngàn dặm tình anh…đóng chung với các nghệ sĩ: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, La Thoại Tân, Văn Chung… 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 10).

Sau ngày miền Nam giải phóng, các nghệ sĩ miền Bắc vào xem lại những bộ phim sản xuất của Điện ảnh Sài Gòn đã hỏi tìm được chị để mời đóng phim… Và NSƯT- đạo diễn Khương Mễ là người đầu tiên trao “sự nghiệp” Điện ảnh Cách mạng cho Thùy Liên vào năm 1976. 

Bộ phim Cô Nhíp của ông đã quay xong, đang trong thời gian làm hậu kỳ, thì ông phát hiện ra Thùy Liên. Không thể bỏ qua, phải “đẻ ngay” chi tiết kịch bản nữ y tá để giao vai cho chị. Chính sự duyên dáng, đằm thắm rặt chất Nam bộ của nữ y tá càng nâng thêm tính nhân văn cùng sự thuyết phục khán giả cho bộ phim Cô Nhíp. Vừa hoàn thành vai, thì đạo diễn Lê Mộng Hoàng mời Thùy Liên vào ngay vai má của anh hùng Lê Văn Tám trong phim Ngọn lửa thành đồng. 

Đây là 2 vai diễn, tuy nhỏ nhưng chính là dấu ấn – cột mốc để các đạo diễn nổi tiếng sau này liên tiếp mời chị tham gia phim như: Mùa gió chướng, Tình đất Củ Chi, Chiều sâu lòng đất… 

NSƯT Thanh Tú 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 11).

Bà tên thật Vũ Thanh Tú, sinh năm 1944 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Bà là con thứ hai trong một gia đình có 8 anh chị em, cha bà nguyên là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.  

Năm 1966, cô đóng bộ phim đầu tiên với vai Thảo trong bộ phim Biển lửa của đạo diễn Phạm Kỳ Nam. Bà kết hôn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong năm đó. Năm 1969, bà tiếp tục thể hiện vai cô diễn viên Hương Giang trong bộ phim chuyển thể từ vở kịch cùng tên Tiền tuyến gọi, do Phạm Kỳ Nam đạo diễn. 

Sau Tiền tuyến gọi, bà tiếp tục vào vai mẹ bé Hà trong phim Em bé Hà Nội (1974), vai chị Hảo trong Vùng trời (1975). Năm 1976, bà giành được thành công lớn với vai Nhu trong bộ phim Sao tháng tám của đạo diễn Trần Đắc. Với vai diễn này, bà đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở Liên Hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977, được Ủy ban phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết trao giải đặc biệt khi dự Liên hoan phim Moskva. 

Sau thành công quá lớn của vai Nhu, bà từ chối tham gia các dự án điện ảnh khác cho đến năm 1984. 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 12).

Từ năm 1979 đến 1983, bà theo học khoá đạo diễn sân khấu ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Bà là đạo diễn của nhà hát kịch, từng đạo diễn các vở như Đỉnh cao và vực thẳm (1989), Cơ đấm (1991), Thị trường trái tim (1993), Thoát vòng tục lụy (1994). Bà trở lại điện ảnh từ năm 1984 với những bộ phim Tình yêu và khoảng cách, Truyện cổ tích cho tuổi 17, Thời hiện tại, Gánh hàng hoa, Mối tình sau song sắt. Tuy nhiên những vai diễn này không vượt qua được đỉnh cao là Nhu trong Sao tháng Tám. 

Ngoài công việc diễn xuất, bà còn là một giảng viên tham gia đào tạo các diễn viên truyền hình, phát thanh viên và MC. 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 13).

NSƯT Thanh Loan 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 14).

Dịp 30/4 hằng năm, các đài truyền hình thường phát lại bộ phim "Biệt động Sài Gòn" một phần vì yêu cầu của khán giả, một phần vì đây là bộ phim hay về đề tài này. Nổi bật trong phim là diễn viên điện ảnh Thanh Loan. Khán giả ít khi kêu chị bằng tên thật mà thường gọi là ni cô Huyền Trang. 

Đó cũng là vai diễn ấn tượng nhất trong cuộc đời diễn viên của NSƯT Thanh Loan. Huyền Trang là nữ chiến sĩ biệt động thành phải khoác áo tu hành để dễ bề hoạt động, đồng thời cũng là người phụ nữ đa cảm yếu đuối khi ngỡ chồng - cũng là chiến sĩ biệt động thành (Hoàng Sơn) phụ bạc, theo cô gái đài các, sang trọng. 

Với đôi mắt nhung, vẻ đẹp thánh thiện, đằm thắm, Thanh Loan được đạo diễn Long Vân chấm vai. Hồi ấy, chị đang là phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân. 

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 15).

Là con gái Hàng Da, yêu thích sân khấu từ nhỏ do hồi bé hay vào rạp Hồng Hà xem, theo học tại trường Nghệ thuật quân đội, Thanh Loan trở thành diễn viên đoàn văn công quân đội. Ít ai ngờ cô thiếu nữ thị thành thùy mị ấy từng phục vụ văn nghệ tại tuyến lửa khu 4, đường 9 Nam Lào... Trước Biệt động Sài Gòn, chị đã góp mặt trong các phim Người về đồng cóiBài ca ra trận… 

Sau Biệt động Sài Gòn, Thanh Loan tham gia một số phim như: Phương án ba bông hồngNơi tình yêu đã chết… nhưng không có vai nào vượt qua được Huyền Trang. Chị cũng cho rằng mình không quen và không thích làm phim truyền hình vì tốc độ nhanh quá. “Nhưng quan trọng là không có đất diễn cho diễn viên phát huy”. Vì vắng mặt quá lâu trên màn ảnh, nên nhiều lần chị bị đồn là bị đánh ghen, tạt axít. Không những thế, còn mấy lần có tin đồn là chị... đã chết. Sự thực thì sau khi theo học nghề đạo diễn, chị không đóng phim nữa.  

Nhân vật - Giai nhân một thời của điện ảnh Việt Nam ngày ấy - bây giờ (Hình 16).

Ngoài 50 tuổi, lên chức bà rồi, nhưng Thanh Loan vẫn còn đẹp lắm. “Dẫu có tuổi, nhưng người phụ nữ nên dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao, đơn giản như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi… để giữ sức khỏe tốt, tiếp tục hoàn thành công việc của mình”. Chiều chiều, “ni cô” lại sắp xếp thời gian để lên sàn nhảy, không chỉ dìu dặt với vũ điệu cổ điển mà còn quyến rũ với những vũ điệu hiện đại.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.