Theo ước tính, khoảng 30% trẻ em bị suy dinh dưỡng, nhiều người tỵ nạn đến các lán trại với thân hình tiều tụy, hốc hác và với những làn da bị thương tổn đến nỗi bạn có thể nhìn thấy xương của họ hiện ra dưới những cánh tay và da đầu.
Theo những xác nhận của quan chức Bộ Ngoại giao Reuben Brigety, tình trạng suy dinh dưỡng tại Ethiopia vào khoảng 50% và tại Kynya là 40%, cao hơn 15% giới hạn cho phép của tình trạng nhân đạo khẩn cấp quốc tế.
Những nguyên nhân của tình trạng khẩn cấp này vô cùng phức tạp, và nỗ lực quốc tế để giải quyết tình hình này được quan tâm một cách đầy thiện chí và mang tính nhân văn, nhưng những cuộc khủng hoảng này đòi hỏi một sự hưởng ứng mạnh mẽ và rộng khắp. Thật đáng buồn là điều này, cho đến nay vẫn không chắc sẽ được thực hiện.
Người dân Somali đã không chịu sự quản lý bởi chính quyền trung ương kể từ năm 1991, điều đã làm trầm trọng thêm nạn đói kém cùng với các nhân tố xung đột bạo lực và hạn hán.
Trong suốt năm qua, sự gia tăng giá cả lương thực và chất đốt đã vượt quá con số 300% tại thủ đô của Somali. Nạn phá rừng tại các địa phương đã tàn phá nặng nề các hệ sinh thái truyền thống, nhiều sản phẩm trồng trọt được bán cho Trung Quốc, Ả rập Saudi và Ấn Độ. Cuối cùng, người nông dân địa phương thiếu máy móc và phân bón, dẫn tới sản lượng nông nghiệp thấp và thiếu lương thực dự trữ để cứu đói nhân dân trong thời gian hạn hán và những cú sốc khác.
Hôm thứ hai vừa qua, chương trình lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đã tuyên bố một kế hoạch nhằm vận chuyển lương thực viện trợ bằng đường hàng không tới Somali, và Liên Hợp quốc đã tăng thêm 1 tỷ đô la nhằm giải quyết vấn đề này.
Khi mà việc làm này tạm thời ngăn chặn số lượng người chết, thì nó cũng không chắc đã giải quyết được tận gốc vấn đề kinh tế và ảnh hưởng của khí hậu sau những thảm họa. Hơn nữa, bản thân sự viện trợ nước ngoài cũng có nguy cơ làm trầm trọng thêm vấn đề.
Như Laurie Garrett - một nhà báo người Mỹ đã giải thích hồi năm 2009 rằng “79% các khoản viện trợ lương thực năm ngoái đều đến từ các nước giàu đã được phân bổ theo hình thức các sản phẩm dư thừa nội địa, được vận chuyển theo đường biển... Hơn 40% lương thực viện trợ trong năm ngoái theo đường thủy đã được tiêu tốn hết... Hàng trăm tổ chức viện trợ nước ngoài trong hệ thống của Liên Hợp quốc, các chương trình chính phủ song phương và các tổ chức Phi Chính phủ đã cố gắng cải thiện sản lượng nông nghiệp tại các quốc gia nghèo... Việc vận chuyển bằng đường biển số lương thực được làm ra bởi sự lao động cực nhọc của người nông dân được bao cấp trong các quốc gia giầu có đã làm méo mó thị trường địa phương không chỉ ở bên trong các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nạn đói kém mà còn tiêu diệt những sự khuyến khích tích cực đối với người nông dân địa phương”.
Phát biểu trước Ủy ban Nông nghiệp Mỹ, bà Nancy Lindborg - trợ lý về các vấn đề dân chủ, xung đột và giúp đỡ nhân đạo của Tổ chức phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã rung lên hồi chuông về những quan ngại này. Bà miêu tả về những nhiệm vụ pháp lý đa phương đã ràng buộc sự viện trợ lương thực của Mỹ tạo nên một số khó khăn và cản trở như thế nào.
Những mối lo âu về cuộc chiến chống khủng bố cũng đã làm rắc rối và chậm trễ sự hưởng ứng của Mỹ về vấn đề viện trợ này. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã cắt giảm viện trợ nhân đạo đối với Somali với lập luận rằng Al – Shabaab, nhóm quân sự Hồi giáo kiểm soát nhiều khu vực ở phía Nam, sẽ làm lệch hướng sự viện trợ đối với lợi ích của họ.
Về vấn đề này, Al – Shabaab phủ nhận rằng Somali đang vô cùng khó khăn bởi nạn đói và tiếp tục ngăn cản hoạt động của UNICEF và WFP trên đất nước này. Bất chấp những lời hứa hẹn, họ tuyên bố rằng chỉ có Tổ chức Chữ Thập đỏ và Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế mới có thể tiếp tục hoạt động.
Thậm chí ngay cả khi các tổ chức cứu trợ có thể thâm nhập các khu vực mà Al – Shabaab đã chiếm giữ, thì chỉ riêng viện trợ lương thực sẽ không loại bỏ được những nguyên nhân cơ bản của các cuộc khủng hoảng đã được đề cập ở trên.
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có quyền lực để làm thích ứng sự viện trợ lương thực mà không phá vỡ các nền kinh tế địa phương và gia tăng năng suất nông nghiệp để người nông dân có thể dự trữ được lương thực thông qua việc cải tiến công nghệ như các hệ thống tưới tiêu chẳng hạn.
Chí Thành