Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bác bỏ những tranh cãi gần đây của Tổng thống Obama rằng giấc mơ về một nhà nước Do Thái dân chủ là không phù hợp với sự định cư của người Do Thái ở khu vực Bờ Tây.
Ông Obama đã đưa ra đề nghị trong hai bài phát biểu gần đây rằng, các cuộc đàm phán hòa bình nên tập trung vào vấn đề một nhà nước Palestin có chủ quyền và phi quân sư căn cứ vào đường biên giới trước năm 1967, cùng với thỏa thuận trao đổi qua lại lẫn nhau. Nhưng trong bài phát biểu trước Quốc hội hôm thứ Ba vừa qua và trong những lời bình luận khác thời gian gần đây, ông Netanyahu đã khẳng định một quốc gia muốn ngăn chặn sự định cư của người Do Thái hiện nay ở khu Bờ Tây là “không thể biện hộ được”.
Việc ông Netanyahu không đứng một mình trong việc ủng hộ sự định cư của người Do Thái ở Bờ Tây là yếu tố quyết định đối với Israel. Những quan điểm đó đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Israel và rất nhiều người Mỹ cũng đồng tình với điều này. Gần đây, cựu Thống đốc bang Massachusetts Gov. Mitt Romney đã cáo buộc ông Obama rằng ông đã “ném Israel xuống dưới gầm xe buýt”.
Tuy nhiên, sự chiếm đóng quân sự của Israel ở khu vực Bờ Tây không làm cho vùng đất này ổn định hơn và những thỏa ước đầy tranh cãi là không cần thiết đối với nền an ninh của Israel.
Lý lẽ đầu tiên cho việc thiết lập và duy trì sự chiếm đóng ở dải Bờ Tây đã cho thấy vấn đề người Do Thái được coi là một hệ thống cảnh báo cần thiết đối với những sự chiếm đóng quân sự của nước ngoài. Lịch sử đã cho thấy điều đó.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh năm 1973, khi những chiếc xe tăng của Syria lăn xích trên khu vực ngừng bắn ở Golan Heights, quân đội Israel đã nhanh chóng sơ tán những người dân định cư khỏi khu vực nguy hiểm. Điều này có thể hiểu được - bởi một quốc gia không thể dễ dàng chối bỏ các công dân của mình – nhưng nó đã cho thấy những sự định cư của công dân giống như là một trách nhiệm pháp lý cần bảo vệ.
Rất nhiều khu định cư ở khu Bờ Tây chưa được chính phủ quan tâm đúng mức. Họ bị coi là những khu vực nổi loạn nhằm đạt được một lời hứa giáo điều về quyền chiếm hữu người Do Thái. Nói cách khác, các thành phần cực đoan quá khích mang màu sắc chính trị và tôn giáo ở Israel thường hướng lái sự biện hộ về quân sự và ủng hộ về chính trị cho các khu định cư.
Số phận của các khu định cư đang đứng giữa những sự lựa chọn khó khăn nhất mà Israel đang phải đối mặt. Việc ổn định cuộc sống cho những người định cư Do Thái hay chối bỏ họ sống trong sự kiểm soát của nhà nước Palestin là một viễn cảnh không một chính trị gia nào muốn cam kết đảm bảo, và những người định cư hiểu rằng họ đang ở trong tình cảnh như thế nào. Một số người coi bản thân họ như những “cái đinh không có đầu”. Ông Netanyahu với phẩm chất bảo thủ của mình có thể sẽ là ví trí tốt nhất để giải quyết vấn đề này, nhưng trước hết ông sẽ phải nhìn nhận nó như là một mối lợi ích của Israel.
Giống như những gì đã xảy ra ở những nước Bắc Phi và Trung Đông thời gian qua, điều này càng trở nên rõ ràng rằng Israel không thể tiếp tục tin tưởng vào những sự chấp thuận ngầm về chính sách của các chế độ độc tài trong khu vực. Nó phải có được sự đồng thuận của người dân Ả rập. Cho dù Israel đáng bị buộc tội về những gì đã gây ra trên các góc phố của người Ả rập, họ vẫn có một giải pháp khẩn trương đối với vấn đề Palestin trong việc hướng tới thuyết phục các quốc gia láng giềng về sự coi trọng của mình đối với các giá trị dân chủ và công bằng.
Sự hiện diện của các thường dân Do Thái ở khu Bờ Tây mang tính quyết định đối với an ninh của Israel giống như một điều hoang tưởng. Ý kiến của ông Netanyahu tương phản với những viễn cảnh mà ông Obama đã phác thảo. Kể từ đế chế Roman, quyền lực tại Jerusalem đã thay đổi và được chuyển giao trung bình trong vòng 100 năm một lần. Trong phần thế giới đó, quân đội có thể là sớm nở tối tàn. Nhưng quan điểm của Israel lại có một chút khác biệt. Ông Obama đang làm những gì tốt nhất có thể để kéo Israel “ra khỏi gầm xe buýt”.
Chí Thành (Theo Los Angeles Times)