Nhiệm vụ mang thuốc nổ và kẻ chỉ điểm
Một buổi chiều mùa hạ, chúng tôi tìm đến ngôi nhà bà Năm Vovinam (tức bà Thiều Thị Tân, 61 tuổi). Men theo con đường nhỏ có những khóm trúc xanh rì xen lẫn với những hàng me mát dịu (thuộc quận 12, TP.HCM), chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình.
Trong ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong con đường sâu, gấp khúc thuộc vùng ngoại ô thành phố, trong bộ bà ba màu đen, bà tiếp chúng tôi rất cởi mở. Nhớ lại thời chiến tranh đầy khói lửa, hiểm nguy rình rập, những cảm xúc về một thời chiến tranh lại ùa về trong bà.
Bà Tân kể lại ký ức hào hùng một thời.
Bà không thể quên được cảnh người dân lao động bị áp bức bóc lột. Bà Tân nhớ lại: "Những năm 60 của thế kỷ trước, tôi lớn lên đã chứng kiến nhiều cảnh tang thương. Sự kiện thiền sư Thích Quảng Đức tự thiêu, anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh... đã khiến tôi day dứt, nhiều đêm không ngủ được.
Dù được ba mẹ cho học trường "đầm" (trường dành cho giới thượng lưu - PV), học sinh vào học bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, nhưng tôi vẫn luôn ao ước được tham gia cách mạng. Ở trường học người ta dạy tôi văn hóa phương Tây, nhưng khi trở về với thực tại, tôi lại chứng kiến cảnh người dân lao động bị đày ải áp bức.
Do đó tôi không thể ngồi học yên. Tôi biết đất nước mình tuy nhỏ bé, nhưng tin h thần yêu nước mỗi người dân vẫn đóng góp âm thầm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và tôi cũng muốn đóng góp một chút sức nhỏ bé của mình cho đất nước. Thế rồi tôi tự tìm đến với cách mạng".
Mới 13 tuổi, Thiều Thị Tân cùng với chị gái là Thiều Thị Tạo, 16 tuổi trở thành những cô giao liên giỏi của đội biệt động Sài Gòn. Nhiệm vụ chính của hai chị em Tân và Tạo là trở thành đường dây liên lạc cho các tổ chức cách mạng trong nội ô Sài Gòn lúc bấy giờ.
Năm 1968, theo chỉ đ