Cả Mỹ và Nga đều biết chính xác làm thế nào để loại bỏ vũ khí hóa học. Hoa Kỳ đã mất đến 16 năm, chi ra gần 35 tỷ đôla để phá hủy gần 90 % kho vũ khí hóa học của họ và dự tính phải đến năm 2021 mới hoàn tất. Nước Nga sau 12 năm (từ 1990 - 2012) cũng mới hủy được hơn 50% kho vũ khí hóa học của mình.
Bản đồ vũ khí hóa học được tin là lữu trữ ở Syria.
Còn Syria đã không ký vào Công ước cấm vũ khí hóa học quốc tế nên họ cũng có ngần ấy năm để làm giàu kho vũ khí dự trữ, mà đến nay có thể ước lượng lên đến 1000 tấn tác nhân hóa học.
Steve Bucci, người đã dành phần lớn sự nghiệp cho lực lượng đặc nhiệm truy tìm vũ khí hóa học của Syria nói rằng ông biết chính xác địa điểm nơi các loại vũ khí này đươc bảo quản tốt nhất.
“Syria được coi là siêu cường quốc về vũ khí hóa học”, ông nói.
“Họ có rất nhiều và được sử dụng trong nhiều loại vũ khí. Vì thế nó không chỉ là một thứ vớ vẩn của phòng thí nghiệm hay các loại hàng tồn kho. Chúng đã sẵn sàng trong các khẩu pháo, đầu đạn tên lửa, đạn dược và bom”.
Hoa Kỳ đã chi 26,5 tỉ để xây dựng các lò thiêu hủy ở 8 bang khác nhau và 1 ở đảo thuộc Thái Bình Dương để chứa vũ khí hóa học. Tương tự, kho dự trữ của Syria có thể tốn khoảng 1 tỉ USD để có thể tiêu hủy. Lầu Năm Góc, đương nhiên là biết các loại vũ khí hóa học này được lưu giữ ở đâu nhưng đó không phải là vấn đề họ muốn ở Syria.
“Tôi có thể nói rằng chúng tôi biết rõ về các địa điểm cất giữ vũ khí hóa học vào thời điểm này”, ông Steve Bucci nói.
Theo các chuyên gia, kho vũ khí hóa học của Syria một phần được tồn trữ dưới dạng kép, tức là dưới dạng hai sản phẩm hóa học được chế sẵn, để chờ trộn với nhau ngay trước khi được sử dụng. Các vũ khí hóa học sẽ được tiêu hủy trong các nhà máy thích hợp. Ngoài ra, việc vô hiệu hóa sẽ được thực hiện bằng cách bơm vào một hợp chất hóa học để làm mất tác dụng của những vũ khí hóa học đó.
Ở Iraq, các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc cũng đang lùng sục khắp đất nước để tìm kiếm vũ khí hóa học để lần lượt đối chiếu với các báo cáo chính thức của Iraq.
Cũng tương tự với trường hợp của Iraq, Syria phải công bố họ có bao nhiêu vũ khí hóa học và nơi chúng được lưu trữ. Đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của việc hợp tác với Hoa Kỳ chứ không phải chỉ là câu thời gian.
Trước đó, Mỹ, Anh và Pháp đều nhấn mạnh rằng họ sẽ không cho phép Nga hay Damascus chơi trò hoãn binh.
Công ước cấm vũ khí hóa học quốc tế có hiệu lực từ năm 1997 và nay quy tụ gần như toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia của tổ chức này phải chấp nhận một cuộc kiểm tra chi tiết bởi các thanh tra quốc tế. Hôm thứ Ba vừa qua, Syria đã đồng ý sẽ gia nhập Tổ chức Công ước cấm vũ khí hóa học quốc tế. |
Thăng Long