Giám đốc “hé lộ” bí kíp thuần phục thiên nga

Giám đốc “hé lộ” bí kíp thuần phục thiên nga

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 3, 13/02/2018 10:01

Theo vị Giám đốc trẻ, để thiên nga không bay đi khi thả xuống hồ thì phải có bí kíp để thuần phục chúng. Một trong những điều quan trọng được “hé lộ” là việc nhổ lông cánh.

Liên quan đến việc 12 con thiên nga được thả xuống Hồ Gươm và sau đó là thả xuống hồ Thiền Quang, có nhiều ý kiến tò mò đặt câu hỏi vì sao đàn thiên nga chỉ bơi mà không bay mất như người ta thường thấy?

Xã hội - Giám đốc “hé lộ” bí kíp thuần phục thiên nga

Để đàn thiên nga không bay thì người nuôi phải thuần phục.

 

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Trần Nhữ Giáp, Giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư công viên Vườn chim Việt, đồng thời là người tặng 12 con thiên nga cho Hà Nội cho biết: Số thiên nga trên trước khi ông tặng cho Hà Nội thì đã được ông nuôi và thuần phục tại trang trại của công ty gần 2 năm nay, do vậy đã thích nghi được với đặc trưng khí hậu, môi trường của miền Bắc.

Vị Giám đốc “hé lộ” sở dĩ đàn thiên nga không bay là bởi đã được thuần phục tương tự như việc thuần phục vịt trời. Theo đó, ông Trần Nhữ Giáp chỉ cần chăm sóc, cho thiên nga ăn đầy đủ thì loài vật này sẽ quen hơi và không bay đi đâu.

“Tất nhiên khi thuần phục thiên nga, chúng tôi tỉa một vài cái lông cho 2 bên cánh lông mọc lệch nhau. Nhưng quan trọng nhất là cần cho thiên nga ăn đầy đủ thức ăn, đúng bữa. Chúng chỉ bay là là mặt nước ở quanh hồ chứ không bay xa”, người tặng thiên nga cho Hà Nội chia sẻ. Bên cạnh đó, vị này cũng khẳng định không có chuyện những con thiên nga trên bị cắt cánh hay bẻ xương để chống bay mất như một số lời đồn trên mạng xã hội.

Xã hội - Giám đốc “hé lộ” bí kíp thuần phục thiên nga (Hình 2).

Ông Trần Nhữ Giáp, người tặng 12 con chim thiên nga cho Hà Nội.

Chia sẻ về cách nuôi thiên nga, ông Trần Nhữ Giáp cho biết: “Thức ăn dành cho thiên nga rất đơn giản chỉ là những hạt ngũ cốc hay cám có sẵn. Hàng ngày thiên nga chỉ cần ăn 2 bữa với lượng thức ăn mỗi con khoảng 300gram”.

Trong khi đó, giải thích về điều này một chuyên gia sinh học chia sẻ: Thiên nga nói chung và các loài chim bay lượn trong không trung nói riêng khi bay đều dựa vào nguyên lý liên quan đến lực đẩy và lực nâng của sự chuyển vận không khí.

Chim có hai kiểu bay: Bay chèo và bay lướt. Bất kể loại nào, khi chúng cất cánh đều phải dựa vào sự lắc lư của cánh.

Lông vũ ở trên cánh chim là công cụ quan trọng trong việc bay lượn của chim. Loài chim không có lông vũ thì không thể bay được. Một số loài khi thay lông, thường có khá nhiều lông vũ cùng rụng một lúc, lúc này chúng tạm thời mất khả năng bay lượn.

Căn cứ vào nguyên lý này, thiên nga hoặc các loài chim khác, sau khi đưa đến vườn thú, trước tiên phải nhổ lông vũ đi, hoặc cắt xương ngón tay của chim non hoặc xương khớp của bàn tay, làm cho lông vũ không có chỗ để mọc. Không có lông vũ, không có sức để vẫy mạnh cánh, thế là chúng không thể bay lên được nữa.

Trước đó, chiều 5/2, ít giờ sau được công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội thả xuống Hồ Gươm, đàn thiên nga 12 con đã mau chóng bị công nhân bắt lại đem đến thả ở hồ Thiền Quang. Tại đây, thiên nga được quây lưới nhốt và có sự canh gác, bảo vệ của các công nhân. Hiện công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội đang xem xét khả năng lắp camera để để bảo vệ đàn thiên nga khỏi bị mất trộm.

Trong diễn biến khác, trước ý kiến đề xuất thả đàn thiên nga ở hồ Tây, GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, hồ Tây có diện tích rất rộng, nếu thả thiên nga xuống đó sẽ rất khó kiểm soát và bảo vệ.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.