Giảm tốc độ từ 60km/h xuống 50km/h có hạn chế tai nạn giao thông?

Giảm tốc độ từ 60km/h xuống 50km/h có hạn chế tai nạn giao thông?

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 5, 27/04/2017 10:54

Ý kiến đề nghị hạ tốc độ tối đa trong đô thị từ 60 km/h xuống 50 km/h để hạn chế tai nạn giao thông gây chú ý của dư luận.

Thông tin tại buổi công bố Kế hoạch tổ chức Tuần lễ an toàn đường bộ lần thứ 4 do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và các đơn vị liên quan tổ chức, Tiến sỹ Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đã đề nghị hạ tốc độ tối đa trong đô thị từ 60 km/h xuống 50 km/h và cắm biển báo hạn chế tốc độ tại các điểm đen tai nạn giao thông vì cho rằng đây là nguyên nhân chính làm gia tăng tai nạn giao thông gần đây.v

Đánh giá - Giảm tốc độ từ 60km/h xuống 50km/h có hạn chế tai nạn giao thông?

Ảnh chỉ mang tính minh họa về thực trạng giao thông ở khu vực thành phố hiện nay.

Tuy nhiên, việc quy định tốc độ như thế nào cần đảm bảo cả về yếu tố an toàn giao thông song song với khai thác hết hiệu quả của cơ sở hạ tầng. Bởi trước đó hơn một năm, ngay sau khi hạ tầng giao thông được nâng cấp diện rộng, bộ Giao thông Vận tải từng có Thông tư 91/2015 quyết định tăng tốc độ trong đô thị và cả quốc lộ thêm trung bình 10 km/h tuỳ theo loại phương tiện; trong đó tốc độ cao nhất thuộc về ô tô con trong đô thị là 60 km/h.

Lý giải cho đề nghị giảm tốc độ, vị chuyên gia cho rằng, khi cầm lái với tốc độ cao, khó có thể dừng ngay và ảnh hưởng tác động quán tính mạnh hơn. Khả năng gây ra vết thương nghiêm trọng, tổn thất tính mạng cao. 

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên cán bộ xử lý của Đội CSGT số 1, Công an Hà Nội cho rằng, quy định về tốc độ đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ đối với từng loại phương tiện, tốc độ nào là phù hợp nhất. Ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM, dù có tăng tốc độ cao cũng không thể đi được vì hạ tầng phát triển không kịp so với số lượng phương tiện giao thông gia tăng.

“Tôi nghĩ quy định giảm tốc độ không phải là giải pháp giúp giảm tai nạn giao thông. Ý thức của người tham gia giao thông mới là vấn đề đáng bàn. Nếu chấp hành tốt luật Giao thông đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường, chấp hành tín hiệu đèn cũng như tín hiệu của người thực thi công vụ trên đường sẽ đảm bảo an toàn giao thông cho người điều khiển phương tiện và những người tham gia giao thông khác”, vị Thượng tá nói.

“Cần xem xét trên thực tế, không máy móc khi vận dụng các quy định. Do vậy, ý kiến khuyến cáo giảm tốc độ kể trên, tôi nghĩ cần cân nhắc”, ông Quỹ nêu quan điểm cá nhân.

Liên quan đến giải pháp giảm thiếu tối đa tai nạn, nhất là ở nội đô Hà Nội, Thượng tá Quỹ nhấn mạnh: “Tôi đề nghị cần tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông, không nên nghĩ giảm tốc độ là giảm được tai nạn. Tai nạn đa phần là do ý thức, đi quá tốc độ cho phép cũng là do ý thức của con người. Kể cả quy định nhưng nếu không thay đổi được ý thức người tham gia giao thông tốt lên sẽ không khả thi”.

Phong Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.