Trang Free Beacon dẫn một cáo báo sắp được trình lên Quốc hội Mỹ ngày 27/10 đưa tin cho hay, gián điệp Trung Quốc đã liên tục xâm nhập vào các cơ quan an ninh của Mỹ, bao gồm cả các tài khoản email chính thức, và đánh cắp bí mật về kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong tương lai với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
"Mỹ đang phải đối mặt với một mối đe dọa lớn và ngày càng tăng đối với an ninh quốc gia của mình từ các hoạt động thu thập thông tin của tình báo Trung Quốc", Free Beacon trích dẫn nội dung dự thảo báo cáo cuối năm của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung cho hay.
"Trong số đó, những mối đe dọa nghiêm trọng nhất là những nỗ lực của Trung Quốc tại không gian mạng và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ", báo cáo nói thêm.
Các hoạt động tình báo của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong 15 năm qua và được thực hiện thông qua một số dịch vụ gián điệp, bao gồm Bộ An ninh Quốc gia (MSS), Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), và các cơ quan khác của đảng.
Mục tiêu của các hoạt động gián điệp liên tục này, bao gồm FBI và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (USPACOM).
Một trong những sự cố gián điệp nghiêm trọng nhất có liên quan tới một trung tá đã nghỉ hưu và là nhân viên hợp đồng của USPACOM có tên Benjamin Pierce Bishop, người hồi tháng 3/2014 thừa nhận đã chuyển những dữ liệu nhạy cảm cho người tình là một công dân Trung Quốc.
Sự cố này đã làm rò rỉ các kế hoạch quân sự của Mỹ bao gồm thông tin về việc triển khai vũ khí hạt nhân, tài liệu về máy bay không người lái MQ-9 Reaper và một báo cáo bí mật về chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc.
PLA thậm chí còn tuyển dụng được hai quan chức cấp cao khác trong USPACOM. James Fondren, một chỉ huy cao cấp đã chuyển tài liệu mật về Chiến lược quốc phòng quốc gia 2008 cho Trung Quốc. Gregg Bergersen, người đã chuyển nhiều bí mật cho Trung Quốc cho đến khi ông bị bắt vào năm 2008.
Ngoài mục tiêu là các quan chức có quyền tiếp cận với các dữ liệu mật, tình báo Trung Quốc còn đang nhắm tới các mục tiêu là các học giả think-tank Mỹ tham gia nghiên cứu về Trung Quốc. Ít nhất một trường hợp này đã được xác nhận. Đó là một sinh viên người Mỹ tại Trung Quốc tên là Glenn Duffie Shriver.
"Tình báo Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào các tổ chức an ninh quốc gia và đánh cắp các thông tin có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ, bao gồm cả thông tin về các kế hoạch và hoạt động của quân đội và các mẫu thiết kế vũ khí của Mỹ và hệ thống vũ khí", báo cáo cho biết.
Những thông tin bị rò rỉ này có thể làm xói mòn ưu thế quân sự của Mỹ đối với sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và cho phép Bắc Kinh có được cái nhìn sâu sắc vào các hoạt động của nền tảng Mỹ, phương pháp hoạt động của quân đội Mỹ để chiếm ưu thế trong khu vực, báo cáo đánh giá.
Ngoài ra, báo cáo cũng nói rằng các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, chẳng hạn như mạng lưới điện và mạng lưới tài chính, cho phép Bắc Kinh có "khả năng gây ảnh hưởng đáng kể hoặc làm hỏng các thực thể", báo cáo nói thêm.
Trong các vụ tấn công mạng nghiêm trọng từ Trung Quốc nhắm vào các cơ quan chính phủ của Mỹ bao gồm sự cố trộm cắp hồ sơ của 22 triệu nhân viên liên bang. Trong tháng 8, một kỹ thuật viên điện tử FBI, Kun Shan "Joey" Chun, đã nhận tội hoạt động như một đại lý của Trung Quốc để đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm về công nghệ giám sát của FBI cho Trung Quốc.
Tình báo Trung Quốc cũng tấn công và xâm nhập vào các tài khoản email của các cá nhân và nhiều quan chức khác của chính quyền Obama.
Đánh giá về quy mô gián điệp mạng của Trung Quốc, báo cáo nói rằng đó là một hoạt động "lớn, chuyên nghiệp trong cộng đồng tình báo mạng".
"Cơ quan tình báo Trung Quốc đã chứng minh có khả năng to lớn trong việc thâm nhập vào một loạt các cơ quan an ninh quốc gia (cũng như thương mại) như một diễn viên", báo cáo cho biết và nói thêm rằng phần lớn các vụ gián điệp nhắm vào Mỹ là do lực lượng tình báo quân đội Trung Quốc thực hiện.
Ngoài các mục tiêu trên, tình báo Trung Quốc còn nhắm tới các lĩnh vực khác như ngoại giao, kinh tế, các ngành công nghiệp quốc phòng có liên quan đến việc hỗ trợ các chương trình quốc phòng của Mỹ. Các dữ liệu này có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, cung cấp cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cái nhìn sâu sắc về quan điểm của giới lãnh đạo Mỹ về các vấn đề chính của Trung Quốc.
Ngoài ra, nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của liên minh Mỹ và gián tiếp chuyển giao các thông tin quốc phòng nhạy cảm của nước này.
Trong số các nguyên nhân gây căng thẳng là yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, doanh số bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, và Mỹ chiến lược "tái cân bằng" tại châu Á.
Mặc ngày 1/9/2015, Mỹ-Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận không được tiến hành hoạt động gián điệp kinh tế trên mạng do chính phủ tài trợ, tuy nhiên các "gián điệp mạng Trung Quốc vẫn tiếp tục chống lại một loạt các đơn vị của Mỹ trong năm 2016, gây thiệt hại cho an ninh kinh tế và quốc gia của Mỹ", báo cáo cho biết.
Trong một diễn biến liên quan, một nhà di truyền học thuộc Bộ Nông nghiệp hôm thứ Hai đã nhận tội lập báo cáo sai về các hoạt động gián điệp kinh tế liên quan đến Trung Quốc cho FBI nhằm đánh lạc hướng các cơ quan tình báo của Mỹ. Wengui Yan nói dối các nhân viên FBI về các kế hoạch của một nhóm khách du lịch Trung Quốc tới Mỹ để ăn cắp mẫu gạo biến đổi gen, Reuters cho hay.
Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng các điệp viên không chính thức để thu thập thông tin. Lực lượng này gồm các nhà thầu của chính phủ, các tin tặc yêu nước, các diễn viên...
Báo cáo cho biết, việc phân biệt hoạt động của các điệp viên chính thức với không chính thức thường rất khó khăn và Trung Quốc đang tập trung chuyên nghiệp hóa các dịch vụ tình báo của mình.
Hoàng Hải