Như báo Người đưa tin đã thông tin, tình trạng gian lận vé tại Hà Nội và Quảng Ninh đã trở thành “vấn nạn” của ngành giao thông đường bộ. Các nhân viên thu tiền trạm ở đây đã thực hiện đúng tiêu chí “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” để ăn chặn hàng tỉ đồng mỗi ngày.
Để tìm hướng giải quyết cho những ung nhọt “tham nhũng nơi đầu đường”, phóng viên (PV) báo Người đưa tin đã liên hệ, trao đổi với nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Thế Minh và Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường. Tuy nhiên, phản ứng của hai thế hệ Thứ trưởng lại hoàn toàn trái ngược nhau, trái ngược với kì vọng của phóng viên cũng như của độc giả.
Người không còn đương nhiệm – nguyên Thứ trưởng lại vô cùng quả quyết trước vấn nạn trên. Ông cho rằng: “Bộ GTVT là cơ quan quản lý, thay mặt Nhà nước ký hợp đồng BOT với các chủ đầu tư, giờ để xảy ra chuyện như vậy phải chịu trách nhiệm”.
Không những vậy, ông còn nêu ra nhiều nguyên nhân sâu xa của sự việc. Có thể sự việc không đơn thuần chỉ là chuyện lợi ích cá nhân mà nó đã lấn sân sang chuyện “lợi ích nhóm”: “Có thể đây là hoạt động quy mô rất lớn, có hệ thống dưới sự bảo kê của một thế lực nào đó. Cũng có thể đây là phương án của chủ đầu tư nhằm báo cáo tài chính bị lỗ “thất thu” để được kéo dài thời gian thu phí trên tuyến đường này”. Đồng thời, ông cũng đưa ra nhiều giải pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng trên.
Ngược lại với sự thẳng thắn, cứng rắn của nguyên Thứ trưởng, người kế nhiệm ông – Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường lại tỏ vẻ thờ ơ, lảng tránh trách nhiệm.: “Gặp tôi để giải quyết được vấn đề gì? Các anh phát hiện ra những việc đó thì cứ tiến hành làm. Là cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi cũng đã yêu cầu chủ đầu tư làm minh bạch những việc đó”
Có lẽ Thứ trưởng đã nói đúng, gặp Thứ trưởng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Bởi tất cả mọi vấn đề trên đời này