Giang hồ… quê

Giang hồ… quê

Nguyễn Minh Phượng

Nguyễn Minh Phượng

Thứ 3, 18/09/2018 20:00

Giang hồ bảo kê máy gặt ở Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Nông dân phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận bị “chặt chém” giá gặt cao chót vót.

Đen: Về Hà Tĩnh, thương người nông dân quá mà chả biết nói sao.

Đá: Ơ hay, đang vụ gặt, tha hồ gạo mới, có mất mùa đâu mà lo.

Đen: Lúa đầy đồng, nhưng giang hồ bảo kê máy gặt lại tái xuất.

Đá: Tưởng vấn nạn này được “dẹp” rồi mà.

Đen: Đá ném ao bèo. Ông về Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) mà coi.

Đá: Đám ấy lộng hành thế kia à? 

Đen: Nông dân phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận bị “chặt chém” giá gặt cao chót vót.

Đá: Sao không rủ nhau sắm riêng máy mà xài?

Đen: Nói thì dễ. Giờ họ không còn lựa chọn nào khác ngoài chiếc máy độc quyền mà “xã hội đen” bảo kê.

Cafe8 - Giang hồ… quê
Chiếc máy gặt duy nhất tại thôn Quang Trung lấy giá gặt rất cao nhưng người dân phải chấp nhận. (Ảnh: Báo Lao động).

Đá: Cả xã chỉ 1 máy gặt khi lúa chín, bão đang về?

Đen: Chứ sao. Nông dân uất ức nhưng... sợ

Đá: Giá thuê máy gặt bao nhiêu ông?

Đen: 180.000đồng/sào (500m2). Cao hơn nhiều so với các nơi khác.

Đá: Vô lý. Tìm chủ máy mà hỏi cho ra nhẽ chứ.

Đen: Chủ máy từ tỉnh Bình Định ra theo sự kết nối của đối tượng có tiền án, tiền sự bảo kê.

Đá: Còn giá cả?

Đen: Đương nhiên là cũng “bảo kê” luôn.

Đá: Chủ máy hóa ra cũng bị động. Có khi cũng bị “ngắt ngọn”.

Đen: Người dân bức xúc, vì không có máy nào khác nên phải chấp nhận.

Đá: Tình trạng này xảy ra vài, ba năm. Chính quyền địa phương đâu?

Đen: Đã biết và có quy định rồi nhưng đâu vẫn hoàn đấy.

Đá: Nhờn “luật” à?

Đen: Tại nông dân sợ quá mà không dám nói thật mức giá. Vậy nên giang hồ thả sức thu tiền.

Đá: Sào lúa thuê máy cày 200.000 đồng,  gặt 180.000 đồng, rồi tiền giống, tiền phân, tiền thuốc sâu, thuốc cỏ... Lấy gì ăn?

Đen:  Trong khi nơi khác chỉ 110.000 đồng/sào. Nông dân bức xúc nhưng không xử lý được.

Đá: Trước đó, Công an Kỳ Anh cũng khởi tố 4 đối tượng dùng súng bảo kê máy gặt lúa tại xã Kỳ Khang và Kỳ Thọ.

Đen: Nông dân đã trăm đường cực. Phải có biện pháp mạnh, xử lý kiên quyết để bảo vệ bà con chứ.

Đá: Chính quyền đã nắm được sự việc. Chắc vụ sau nông dân bớt khổ.

Đen: Thôi thì cùng hy vọng, nhưng “Bao giờ cho đến tháng mười”?

Đ.Đ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.