Giao lưu trực tuyến trong "ngày tận thế"

Giao lưu trực tuyến trong "ngày tận thế"

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Sáng 21/12, báo điện tử Người đưa tin phối hợp với kênh truyền thông Tin mới (Tinmoi.vn) sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với độc giả về tình hình các loại tội phạm có hành vi côn đồ, dã man gây hoang mang dư luận.

Hai vị khách mời tham gia buổi giao lưu là nhà xã hội học PGS.TS Trịnh Hòa Bình và luật sư, TS. Trần Đình Triển (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Pháp luật - Giao lưu trực tuyến trong 'ngày tận thế'Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình.

Độc giả quan tâm đến chủ đề này có thể gửi câu hỏi về hộp thư: toasoan@nguoiduatin.vn/ hoặc gọi vào hotline: 0903 40 5146/ hoặc gửi câu hỏi vào hộp bình luận ô dưới bài.

Thời gian gần đây, các vụ án hình sự có tính chất đặc biệt nghiêm trọng có dấu hiệu gia tăng, các vụ trộm cướp càng ngày càng táo tợn và liều lĩnh, đơn cử như những vụ cướp gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh. Những vụ án do Lê Văn Luyện hay Vũ Đức Tiềm… đã tạo ra “dư chấn” suốt một thời gian dài và đã gây không ít hoang mang trong dư luận.

Các đối tượng phạm tội không chỉ tập trung vào tầng lớp thanh thiếu niên lêu lổng, không được học hành nữa mà có cả những người trí thức hay sống trong môi trường trí thức như Nguyễn Đức Nghĩa hay Trần Thúy Liễu vợ nhà báo Hoàng Hùng… có rất nhiều những cái chết thương tâm, rất nhiều sự ăn năn, ám ảnh, nhưng đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề. Hệ lụy từ những vụ án như thế đôi khi rất khó lường.

Sau khi vụ án Lê Văn Luyện xảy ra đã có cả một hội phát cuồng về Lê Văn Luyện, thậm chí bài hát chế “Nàng Luyện lỡ bước” lan truyền rất nhanh trên mạng internet, hay đau lòng hơn là nghe thấy những câu cửa miệng “đàn em anh Luyện” của giới trẻ. Khi sự việc xảy ra, bản thân người phạm tội phải chịu cái án đích đáng đã đành, nhưng nỗi đau tinh thần để lại cho gia đình nạn nhân và những người thân của mình là không thể đo đếm được.

Pháp luật - Giao lưu trực tuyến trong 'ngày tận thế' (Hình 2).

Tiến sỹ luật Trần Đình Triển

Gia đình, xã hội và nhà trường là cái nôi hình thành nên nhân cách của một con người, vậy khi những vụ án thương tâm xảy ra thì những nhân tố kể trên có vai trò thế nào, có quá nhiều điều đặt ra đối với vấn đề này.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ tâm sự của mình về trường hợp của kẻ sát nhân Nguyễn Đức Nghĩa: Cái ác vẫn tồn tại trong lòng xã hội. Nếu cả xã hội không đồng tâm, kết lại đứng bên nhau thì cái ác có thể nảy sinh ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ vị trí nào, không kể người thất học hay tri thức!

Buổi giao lưu cũng là dịp để độc giả chia sẻ suy nghĩ cũng như những thắc mắc về vấn đề tội phạm đang gây nhức nhối trong dư luận. Nếu tất cả mọi tầng lớp xã hội đều quan tâm và đồng lòng đẩy lùi các tệ nạn xã hội tức là chúng ta đang góp phần không nhỏ thực hiện tốt phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Ban Thư ký - Biên tập


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.