Thông tin hơn 90% người dân trong số 15.000 phiếu khảo sát ủng hộ việc dừng hoạt động xe máy ở nội đô được Hà Nội công bố gây xôn xao dư luận. Tiếp tục làm rõ vấn đề này, GS. Hoàng Chương, Chủ nhiệm dự án Văn hóa Giao thông đã đưa ra ý kiến phân tích với PV báo Người Đưa Tin qua cuộc trao đổi ngắn.
Tôi đã đi nhiều nước, nhiều Thủ đô phát triển trên thế giới, tôi thấy rằng người dân của họ không thích đi xe máy bởi có những phương tiện hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân. Bởi vậy, tôi cho rằng khi hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, phương tiện công cộng tiện ích sẽ khuyến khích người dân tự ý hạn chế xe máy cũng như xe cá nhân. Tuy nhiên, ở Hà Nội thì sao? Hiện nay, có nhiều tuyến phố xe buýt không vào được, ô tô không vào được. Vậy nếu nói dừng xe máy thì người dân đi bộ sao?
Về thời gian dừng hoạt động xe máy, tôi nghĩ khó có thể thực hiện được. Bởi Hà Nội còn quá nhiều công trình dang dở, đội vốn, đội thời gian, chưa biết khi nào các công trình này đi vào hoạt động. Vậy nên chưa thể đáp ứng nhu cầu, chưa thể phục vụ được người dân nếu họ bỏ xe máy.
Tôi khẳng định lại việc cấm xe máy là cần thiết, là việc phải làm nhưng với điều kiện hiện nay thì chưa thể.
PV: Xin cảm ơn GS!
Dùng xe buýt giá rẻ để người dân không đi xe máy Tại buổi tọa đàm về hạn chế xe cá nhân tại Hà Nội sáng 30/6, với giả thiết khi cơ quan có thẩm quyền quyết định dừng hoạt động của xe máy mà người dân vẫn đi thì có bị phạt, ông Lê Đỗ Mười (Phó Viện trưởng viện Chiến lược và Phát triển GTVT, bộ GTVT) cho biết: Hà Nội không có chủ trương cấm xe máy, trong đề án quản lý phương tiện, chỉ đề cập dừng hoạt động xe máy. "Trong Luật và tất cả các Nghị định không có từ cấm mà chỉ dừng. Chính quyền có thể cho dừng tại một thời điểm nào đó khi hạ tầng, phương tiện công cộng đáp ứng, hoặc lại tiếp tục cho phép xe máy hoạt động khi thấy phương tiện công cộng không đủ điều kiện” - ông Mười nói. Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc sở GTVT Hà Nội cho rằng, dự kiến đến năm 2030, xe buýt chiếm thị phần chủ yếu trong vận tải hành khách công cộng. Hà Nội đặt ra mục tiêu 80% đáp ứng nhu cầu kết nối với người tham gia giao thông dưới 500m, 20% còn lại với người dân trong ngõ có thể đi bộ, đi bằng xe đạp, còn bên ngoài đi từ các quận, huyện vào sẽ có các điểm gửi xe máy ở tuyến vành đai để sử dụng phương tiện công cộng. “Sử dụng xe buýt rẻ, an toàn hơn, nhiệm vụ của chúng tôi là phải chứng minh cho người dân lợi ích này để người dân từ bỏ xe máy. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải nâng cao chất lượng xe buýt để đảm bảo an toàn và thời gian hơn, làm sao đảm bảo di chuyển bằng giao thông công cộng sẽ chính xác giờ. Lúc đó, dân được kết nối thuận tiện, đi lại an toàn, giờ giấc chính xác sẽ sẵn lòng chuyển đổi xe máy sang phương tiện giao thông công cộng tiện ích hơn” - ông Viện kỳ vọng. |
>>> Xem thêm
Không lẽ 90% người đồng ý cấm xe máy đều có ô tô hay đi xe buýt?
Nhất Nam