Giao thanh niên 19 tuổi livestream phim "Cô Ba Sài Gòn" cho công an

Giao thanh niên 19 tuổi livestream phim "Cô Ba Sài Gòn" cho công an

Nguyễn Thành Nhân

Nguyễn Thành Nhân

Thứ 3, 14/11/2017 10:36

Chỉ vài ngày sau khi khởi chiếu, chiều 13/11, bộ phim "Cô Ba Sài Gòn" đã bị livestream qua mạng xã hội. Hiện, một thanh niên 19 tuổi đã bị bắt giữ và giao cho cơ quan công an.

Bộ phim Cô Ba Sài Gòn đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi khởi chiếu, chiều 13/11, bộ phim bất ngờ bị livestream toàn bộ khi đang được chiếu ở rạp lên mạng xã hội Facebook thông qua một fanpage về phim.

Bản quay lén vi phạm bản quyền thu hút hàng chục ngàn lượt xem, thậm chí có thời điểm lên đến hơn 3.000 người.

Ngay lập tức, nhà sản xuất, diễn viên Ngô Thanh Vân đã lên tiếng bày tỏ thất vọng trước ý thức của một bộ phận khán giả.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, sự việc diễn ra tại một rạp chiếu phim ở TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngay sau đó, ban quản lý rạp đã xác định được người thực hiện livestream tên N.V.T. (SN 1998, ngụ tại TP.Vũng Tàu).

Tường trình về sự việc, T. đã thừa nhận, "có livestream phim và bị nhân viên phát hiện và tôi đã xóa ngay sau đó", đồng thời chịu mọi hình thức xử lý theo quy định pháp luật. Hiện tại, T. đã được giao cho công an xử lý.

Sự kiện - Giao thanh niên 19 tuổi livestream phim 'Cô Ba Sài Gòn' cho công an

Thủ phạm livestream phim "Cô Ba Sài Gòn" đã thừa nhận hành vi phạm tội.

Luật sư Trần Đình Dũng, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định tại Điều 27, Nghị định 131/2013, hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sẽ bị phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng. 

Sự kiện - Giao thanh niên 19 tuổi livestream phim 'Cô Ba Sài Gòn' cho công an (Hình 2).

Thủ phạm đã bị giao cho cơ quan công an.

Liên quan đến sự việc, NSƯT, đạo diễn Lê Cung Bắc đã chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin: "Đây là việc rất đau lòng. Khán giả nên ý thức rằng, chúng ta bỏ tiền mua vé xem phim chính là góp phần đóng góp vào sự phát triển của điện ảnh nước nhà.

Nếu hành vi này cứ tiếp diễn, gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất thì nền điện ảnh chúng ta sẽ đi về đâu. Tôi mong rằng, các cơ quan như: Hội Điện ảnh Việt Nam, cục Điện ảnh cùng với cơ quan chức năng hãy vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ nền điện ảnh Việt Nam".

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh, giảng viên bộ môn Công nghiệp văn hóa, trường đại học Văn Hóa TP.HCM cũng chia sẻ: "Bảo vệ bản quyền tác phẩm nghệ thuật là điều quan trọng nhất để phát triển nền công nghiệp văn hóa. Vì nếu không thể thu hồi vốn để tái sản xuất thì sẽ chẳng còn nhà đầu tư nào mặn mà với văn hóa nước nhà".

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.