Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh?

Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh?

Nguyễn Văn Báo

Nguyễn Văn Báo

Thứ 7, 21/01/2017 18:00

Hiện tượng các phương tiện lấn làn buýt nhanh BRT được hạn chế đáng kể, tuy nhiên tình hình giao thông tại các khu vực có dải phân cách cứng tương đối đông đúc.

Ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, từ đêm qua (20/1), việc lắp đặt dải phân cách cứng dành cho tuyến buýt nhanh – BRT đã được thực hiện ở Hà Nội. Việc lắp đặt dải phân cách cứng được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng lấn làn của các phương tiện khác vào đường dành riêng cho buýt nhanh – BRT. Đồng thời để buýt nhanh – BRT phát huy tốc độ.

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh?

Dải phân cách cứng cho buýt nhanh BRT được lắp đặt tại 4 đoạn nhà chờ.

Theo ghi nhận của PV, vào thời điểm 10h trưa 21/1, tại các khu vực có lắp dải phân cách cứng việc lấn làn đã cơ bản được hạn chế. Hầu như những đoạn có dải phân cách cứng đều không có phương tiện lấn làn như thời điểm chưa lắp dải phân cách cứng.

Mặc dù vậy, việc lắp dải phân cách cứng đã khiến cho nhiều con đường vốn nhỏ hẹp nay lại thêm lưu thông khó khăn do một phần đường đã bị ngăn cách.

Đơn cử như đoạn nhà chờ Giảng Võ, đến thời điểm 12h trưa 21/1, giao thông gần như tê liệt với các phương tiện ô tô, xe máy chen nhau từng mét đường nhỏ hẹp trong khi đó đoạn dành riêng cho buýt nhanh BRT vẫn trống trơn. Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại dải phân cách cứng sẽ khiến các phương tiện cá nhân gặp nhiều khó khăn đặc biệt vào giờ cao điểm.

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh? (Hình 2).

Dải phân cách cứng giúp hạn chế tình trạng phương tiện ô tô, xe máy lấn làn xe buýt nhanh BRT.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin vào chiều 21/1, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, cho biết: Dải phân cách cứng chỉ được lắp đại tại 4 nhà chờ gồm: Giảng võ, Hoàng Đạo Thuý, Nguyễn Tuân và Khuất Duy Tiến chứ không lắp tất cả trên tuyến buýt.

Cũng theo trả lời của ông Hải, bình thường đây đã là những nút giao thông thường xuyên ùn tắc và việc lắp đặt dải phân cách cứng có thể gây khó khăn hơn cho một số thành phần phương tiện tham gia giao thông nhưng sẽ phát huy được hiệu quả của loại phương tiện ưu tiên là buýt nhanh BRT.

“Việc lắp đặt dải phân cách cũng hạn chế sự lấn làn, va chạm, nguy cơ tai nạn giữa các phương tiện và buýt nhanh – BRT", ông Hải nhận định.

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh? (Hình 3).

Dải phân cách cứng trên đường Giảng Võ được lắp đặt với chiều dài hơn 200 mét.

 

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh? (Hình 4).

Khu vực không có dải phân cách cứng việc xe máy lấn làn buýt nhanh BRT vẫn diễn ra.

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh? (Hình 5).

Thời điểm thưa vắng việc lắp dải phân cách cứng không ảnh hưởng nhiều.

 

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh? (Hình 6).

Hình ảnh công nhân lắp đặt dải phân cách vào đêm qua tại nhà chờ Giảng Võ.

Xã hội - Giao thông ra sao khi lắp dải phân cách cứng phục vụ buýt nhanh? (Hình 7).

Mỗi thanh phân cách cao chừng 60 cm.

Nhất Nam

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.