Các tuyến đường ở Hà Nội không có làn dành riêng cho xe đạp. |
Việc phát triển đô thị không có "chỗ" cho loại phương tiện này, điển hình như việc xây cầu vượt vành đai 3 chỉ dành cho ô tô, còn đường phía dưới chủ yếu dành cho xe máy. |
Hay việc xây cầu vượt nhẹ tại các ngã tư cũng là dành cho ô tô, xe máy... |
Nhiều tuyến đường được mở rộng ở Hà Nội thời gian gần đây, nhưng không hề có làn đường nào dành cho xe đạp. Trong ảnh là tuyến đường Lê Văn Lương. |
Đến thời điểm hiện tại việc phát triển các loại hình giao thông công cộng như xe buýt nhanh đang được dư luận ủng hộ. |
Với việc di chuyển xa, cần rút ngắn thời gian đi lại... người dân chủ yếu chọn xe máy. Ảnh chụp tại hầm cầu vượt Kim Liên. |
Việc phát triển và kêu gọi người dân đi xe đạp để giảm khí thải ra môi trường, kích cầu ngành công nghiệp xe đạp là đúng đắn. Nhưng theo người dân và các nhà khoa học để giảm ùn tắc giao thông được đánh giá là không khả thi trong điều kiện đường xá hiện tại của Thủ đô. |
Một số bộ phận công chức Nhà nước dần chấp nhận đi lại bằng xe đạp, nhưng không nhiều. Họ cho rằng, buổi sáng đi làm với khoảng cách trên 5km mà di chuyển bằng xe đạp là "ác mộng" bởi Thủ đô luôn ùn tắc. |
Từ trước tới nay, những người đi xe đạp ở Hà Nội chủ yếu là người lao động nghèo, học sinh sinh viên... |
... và những người đi xe đạp như một thói quen tập thể dục. |
Đường Nguyễn Trãi là con đường hiếm hoi chia thành nhiều làn đường nên những người đi xe đạp có thể chọn cho mình "con đường riêng". |
Theo Bưu điện Việt Nam