Giết chết ân nhân của mình trong cơn giận giữ

Giết chết ân nhân của mình trong cơn giận giữ

Thứ 3, 24/12/2013 11:29

Mỗi khi cơn giận hiện hữu dâng trào thì gây tổn hại thân tâm nghiêm trọng, tạo ra năng lượng bất an và ảnh hưởng xấu đến cho những người chung quanh. Và cũng vì thế đã có nhiều câu chuyện đáng tiếc xẩy ra.

Là một con người phàm trần, khi đối diện với những việc trái ý nghịch lòng ta thường phản ứng bực tức giận hờn dù ít hay nhiều đó là lẽ đương nhiên. Và mỗi khi cơn giận hiện hữu dâng trào thì gây tổn hại thân tâm nghiêm trọng, tạo ra năng lượng bất an và ảnh hưởng xấu đến cho những người chung quanh. Và cũng vì thế đã có nhiều câu chuyện đáng tiếc xẩy ra.

Thiền++ - Giết chết ân nhân của mình trong cơn giận giữ

Bài học từ câu chuyện Thành Cát Tư Hãn:

Thành Cát Tư Hãn không chi là một hoàng đế vĩ đại mà còn là một nhà quân sự tài ba.

Ông thống lĩnh quân đội Mông Cổ tiến đánh Trung Quốc và Ba Tư. Quân đội của ông đi đến đâu cũng giành được chiến thắng và vùng đất đai mà ông sở hữu trải dài vô tận. Có thể nói, Thành Cát Tư Hãn là một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

Chuyện kể rằng: Một buối sáng nọ, trên đường về cung điện, Thành Cát Tư Hãn cho ngựa rẽ vào cánh rừng gần lâu đài đế săn bắn. Đoàn người đông đúc của nhà vua hăm hở tiến vào rừng. Tất cả đều được trang bị đầy đủ cung tên.

Đó là một ngày rất thuận lợi cho chuyện săn bắn. Cả khu rừng huyên náo hẳn lên bởi tiẽng cười nói rộn rã của đoàn người. Ai cũng hy vọng thu được nhiều chiến lợi phẩm trong chuyến đi này.

Trong chuyến đi săn đó, Thành Cát Tư Hãn mang theo một chú chim ưng mà ông rất cưng chiều và cho nó đậu trên cố tay ông. Chuyến đi săn này là dịp để những con chim ưng được huấn luyện khả năng săn mồi. Theo lệnh của chủ, chúng sẽ bay vút lên trời xanh và quan sát xung quanh xem có con thú nào không. Nếu phát hiện ra có một con nai hoặc một con thỏ thì chúng sẽ lao thẳng vào con vật xấu sõ kia như những mũi tên.

Nhưng thật không may, ngày hôm đó, đoàn săn bắn cùa Thành Cát Tư Hãn rong ruối trong rừng cả ngày nhưng không săn được nhiều thú như mong đợi. Khi bóng chiều đố xuống, đoàn người lên đường trở vê lâu đài.

Thành Cát Tư Hãn vốn thích được một mình rong ruổi cùng con chiến mã nên ông tách đoàn đi riêng, ông thông thuộc mọi đường đi lối lại trong khu rừng này. Vì vậy, trong khi cả đoàn đi săn trở về lâu đài bằng con đường ngắn nhắt thì ông lại quyết định đi băng qua thung lũng dù biết đi theo đường này sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Sau một ngày dài rong ruổi, Thành Cát Tư Hãn cảm thấy khát nước đến mức cố họng như có lửa đốt. Chú chim ưng rời khỏi vị trí quen thuộc trên cổ tay nhà vua, bay vút lên trời. Bao giờ nó cũng tìm được đường về cung.

Thành Cát Tư Hãn cho ngựa đi nước kiệu khi nhớ ra ở gần con đường mòn có một con suối nhỏ. Thế nhưng, ông tìm mãi mà chẳng thấy con suối ấy đâu. Ông tiếp tục cho ngựa tiến về phía trước và nhìn thấy nước rỉ từ hai khe đá trên vách núi. Thành Cát Tư Hãn biết những giọt nước này xuát phát từ một con sông hay một cái hồ nào đó trên kia. Vào mùa mưa, dòng suối sẽ tràn qua khe đá này, nhưng bây giờ đang là mùa hè nên ông đành bằng lòng với những giọt nước hiếm hoi đang nhỏ giọt kia.

Ông xuống ngựa, lấy một chiếc cốc nhỏ trong túi đi săn ra. Sau đó, ông cầm cốc hứng từng giọt nước đang nhỏ từ khe đá xuống. Nhà vua sốt ruột chờ đợi từng giọt nước nhó vào cốc. Rất lâu sau nước mới được đầy cốc và nhà vua không đợi thêm nữa, ông đưa cốc lên môi định uống.

Nhưng ngay lúc đó, có tiếng vỗ cánh phành phạch từ trên cao và chiếc cốc bị hất ra khỏi tay nhà vua. Bao nhiêu nước nhà vua cất công hứng đều đố xuống đất.

Nhà vua tức giận nhìn lên xem kẻ nào to gan đến vậy. Trước mắt ông, chẳng phải ai xa lạ mà chính là con chim ưng được ông rất cưng chiều.

Con chim ưng lượn đi lượn lại vài lần rồi hạ cánh xuống gần khe đá có nước nhỏ ra.

Nhà vua nhặt cốc lên và tiếp tục hứng từng giọt, từng giọt.

Lúc này, ông không thế kiên nhẫn hơn được nữa nên mới hứng được nửa cốc ông đã đưa lên miệng. Cốc chưa kịp chạm môi nhà vua thì con chim ưng lại bay đến hất cốc nước văng khỏi tay ông.

Lần này, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu tức giận. Nhưng ông vẫn cầm cốc lên và lại hứng nước. Và cũng như hai lân trước, con chim ưng lại hất đổ cốc, không cho ông được thỏa cơn khát.

Lần này thì hoàng đế nổi cơn thịnh nộ thực sự.

- Sao nhà ngươi dám phạm thượng như vậy hả? - Thành Cát Tư Hãn tức giận quát. - Ta mà tóm được mi thì mi sẽ chết với ta.

Nói rồi, ông lại nhẫn nhịn hứng đầy cốc nước. Lần này, trước khi uống, ông rút sẵn gươm ra.

- Chim ưng yêu quý! - ông nói - Ta không kiên nhẫn với mi hơn nữa đâu, để xem lần này mi dám làm gì nào.

Nhà vua gằn giọng trước khỉ chim ưng lao xuống và hất chiếc cốc khỏi tay ông. Và chỉ bằng một nhát kiếm nhanh gọn,Thành Cát Tư Hãn kết liễu đời con vật ngay khi nó vừa bay đến.

Con chim ưng tội nghiệp rơi phịch xuống đất, nằm thoi thóp trên nần đất và một lúc sau thì chết ngay dưới chân chủ.

- Đây là hình phạt xứng đáng cho tội dám hất đổ nước của ta. - Nhà vua lạnh lùng nói.

Nhưng khi nhà vua quay lại thì chẳng thấy chiếc cốc của mình đâu. Ông tìm quanh thì thấy nó đã rớt xuống giữa khe đá hẹp mà không thể nhặt nó lên được.

- Nhất định ta sẽ tìm được nước uống từ con suối này. - Nhà vua tự nhủ.

Với quyết tâm đó, ông lội ngược lên thượng nguồn. Cuộc hành trình khá vất vả; càng leo lên cao, cơn khát càng giày vò ông.

Cuối cùng Thành CátTư Hãn cũng đến được nơi thượng nguồn và đúng là ở đó có một hồ nước thật. Thế nhưng, những gì nhìn thấy trong hồ khiẽn nhà vua khiếp đảm.

Lúc nhúc trong hồ là những con rắn khổng lổ thuộc loại cực độc.

Nhà vua đứng lặng người, quên cả cơn khát. Trong đầu ông hiện lên hình ảnh xác con chim ưng tội nghiệp đang nằm trên đất lạnh.

- Con vật đáng thương đã tìm mọi cách cứu sống ta. - Nhà vua bật khóc. - Vậy mà ta đã làm gì thế này? Trời hỡi, làm sao để cứu con vật khốn khổ ấy sống lại bây giờ? Ta biết lấy gì để đền đáp ơn cứu mạng của nó đây? Chính tay ta đã giết chết người bạn trung thành nhất của mình.

Thành Cát Tư Hãn trở lại khe đá, nhẹ nhàng đỡ xác con vật tội nghiệp lên tay và đặt nó vào túi săn. Sau đó, ông lên ngựa và phi thẳng về cung.

Lúc này, trong đầu vị hoàng đế lẫy lừng chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: "Việc xảy ra hôm nay đã dạy cho ta một bài học quý giá rằng đừng làm bất cứ việc gì trong khi đang giận dữ".

CTV

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.