Giường bệnh 4 triệu đồng/ngày sẽ có những dịch vụ gì?

Giường bệnh 4 triệu đồng/ngày sẽ có những dịch vụ gì?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 2, 12/08/2019 22:43

Bộ Y tế nhấn mạnh, giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh theo yêu cầu chỉ áp dụng với người có nhu cầu và tự nguyện đăng ký sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh theo yêu cầu.

Theo Infonet, ngày 12/8, Bộ Y tế đã họp báo về những điểm mới tại Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập. Đây là Thông tư mới mà Bộ Y tế đang chuẩn bị ban hành, dự kiến có hiệu lực thi hành ngay từ quý 3/2019.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đưa ra thông tư trên bởi lẽ hiện nay đã có 4 bệnh viện được “cởi trói” tự chủ hoàn toàn và thông tư này sẽ giúp các bệnh viện có thêm văn bản hướng dẫn thực hiện.

Sức khỏe - Giường bệnh 4 triệu đồng/ngày sẽ có những dịch vụ gì?

Ông Nguyễn Nam Liên thông tin đến báo chí. (Ảnh: An ninh Thủ đô)

Trong dự thảo thông tư giá giường bệnh tối đa có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày, áp dụng cho bệnh viện hạng đặc biệt, 1 giường/phòng. Ngoài ra, có các mức từ 1,3 đến 2,5 triệu đồng/ngày, tùy từng bệnh viện. Với mức giá dự thảo gây ra nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng ngang hàng với giá khách sạn hạng sang.

Theo ông Liên, giá này hoàn toàn có lý và có thể thực hiện được ở các bệnh viện công lập.

Các bệnh viện công của Bộ Y tế chuyên môn rất tốt, đều là các giáo sư, bác sĩ đầu ngành. Trên thực tế, các bệnh viện tư có cơ sở vật chất rất tốt nhưng chuyên môn cũng chỉ tàm tạm. Các bệnh nhân có tiền người ta muốn được chăm sóc ở “bệnh viện khách sạn” và tạo thành xu hướng đó là mời các chuyên gia từ bệnh viện công ra chữa bệnh cho họ. Ông Liên cho biết, thực tế này này đang rất phổ biến và đây chính là cách bệnh viện công để lãng phí nhân tài.

Chính vì thế, các bệnh viện công hoàn toàn có đủ điều kiện để xây dựng các khu bệnh viện khách sạn để phục vụ những người bệnh có nhu cầu.

Không chỉ thế, nhiều người có tiền họ vẫn sang nước ngoài để khám chữa bệnh. Mỗi năm cả trăm nghìn người ra nước ngoài chữa bệnh tốn khoảng 45 nghìn tỷ đồng. Ông Liên cho biết, nếu bệnh viện công lập tận dụng được điều này để phát triển có thể giữ chân được 1 nửa bệnh nhân không phải ra nước ngoài điều trị. Điều đó tương đương với số tiền thu lại là hơn 20 nghìn tỷ đồng, số tiền rất lớn.

Cũng theo ông Liên, mục đích của thông tư hướng dẫn ban hành giá, ban hành khung chứ không phải là quy định chi tiết giá. Giá ngày giường bệnh, trong thông tư đã ban hành phân thành nhiều loại, đáp ứng các loại giường trong đó chỉ quy định giá tối đa. Các cơ sở phải căn cứ để xây dựng cho hợp lý và khung 4 triệu đồng/ngày không phải là bệnh viện nào cũng thực hiện được.

Ông Liên cho biết, phòng bệnh rất nhiều loại, phòng từ 200 đến 300 nghìn đồng cũng có, phòng tiền triệu thậm chí sang hơn cả khách sạn cũng có. Nhiều bệnh nhân họ đòi hỏi phòng ốc rộng, giường bệnh xịn, ngoài tivi, tủ lạnh, còn có bàn ghế tiếp khách, có giường ngủ cho người nhà chăm sóc người bệnh và đặc biệt có trường hợp phòng bệnh có y tá chăm sóc 24/24. Với yêu cầu đòi hỏi như thế này hoàn toàn xứng đáng giá 4 triệu đồng.

Nhiều người so sánh giá phòng bệnh với phòng khách sạn, ông Liên cho rằng, điều đó khập khiễng bởi phòng khách sạn chỉ ngủ lại là chính, còn phòng bệnh, người bệnh nằm 24/24, chi phí rất lớn từ các dịch vụ đi kèm từ chăm sóc y tế, dinh dưỡng, giặt đồ, tắm gội tất cả cộng lại thành phòng bệnh VIP với giá 4 triệu đồng/phòng.

Theo báo Giao thông, ông Liêm bác bỏ lo ngại các bệnh viện sẽ lạm thu, tận thu, dùng của công để làm dịch vụ, bởi sẽ có những cơ chế giám sát chặt chẽ, và các bệnh viện phải đủ điều kiện mới được tổ chức dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Với các bệnh viện sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu, Thông tư mới của Bộ Y tế yêu cầu phải có đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết, hoạt động dịch vụ được cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ sở này được quyết định mức giá nhưng không được vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư.

Bộ Y tế nhấn mạnh, giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh theo yêu cầu chỉ áp dụng với người có nhu cầu và tự nguyện đăng ký sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh theo yêu cầu. Người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về BHYT.

Người không có thẻ BHYT nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì sẽ vẫn thực hiện theo mức giá do Bộ Y tế và mức giá do UBND cấp tỉnh quy định.

Hoàng Mai (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.