Iran được coi là một trong những đất nước bí ẩn nhất với một chế độ bảo thủ hoàn toàn khác biệt với các đất nước khác trên thế giới. Nhưng bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ, giúp cho mọi người có cái nhìn khác về cuộc sống nơi đây.
Đó là hình ảnh những ngôi làng nhỏ nép mình vào phía chân núi, những trang trại đẹp như tranh vẽ, mà hiếm khi chúng ta có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Đất nước này mê hoặc bởi chính những điều bí ẩn đến từ nó.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Amos Chapple lại nói rằng điều ngạc nhiên thực sự không phải là hình ảnh nông thôn tuyệt đẹp, mà là sự khác biệt trong nhận thức về phương Tây của người dân nơi đây.
Ngôi làng Palangan, nằm ở vùng núi gần biên giới Iraq. Palangan.
Hai mục tử đang dẫn đàn cừu thuộc sở hữu của Palangan ra đồng cỏ.
Một nhóm các bạn trẻ sống trong những ngọn đồi trên Tehran.
Chapple, từ New Zealand, đã đến thăm Cộng hòa Hồi giáo Iran ba lần từ tháng 12 năm 2011 và tháng 1 năm 2013 để sưu tập hàng loạt các bức ảnh của mình.
Anh chia sẻ rằng trong khi chính phủ Iran tiếp tục chiến dịch chống Tây hóa, anh nhận thấy sự bất mãn ngày càng tăng trong giới trẻ của đất nước này. Họ cảm thấy bất mãn với những hành động của các nhà lãnh đạo.
Anh cũng nói thêm: "Tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự khác biệt trong nhận thức về phương Tây của đất nước này. Và về những gì tôi đã chứng kiến tại đây. Tôi nghĩ một phần bởi vì việc tiếp cận các nhà báo rất khó khăn, vậy nên mọi người đã có một cái nhìn sai lệch về Iran".
Lăng Ayatollah Khomeini tại Tehran. Với nền kinh tế suy thoái, sau 23 năm, nó vẫn chưa được hoàn thành.
Cung điện Sa'adabad ở miền bắc Tehran trưng bày một nửa bức tượng của Shah - một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Afghanistan.
Một công nhân trẻ đi qua ánh sáng của một cửa sổ kính màu ở Tehran Bazaar.
Một tấm ảnh kỷ niệm của các cựu lãnh đạo trước Shah của Iran trong một cửa hàng đồ cổ tại Shiraz.
Tháp Azadi (Tự do) là cửa ngõ đến Tehran, được thiết kế vào năm 1966 bởi Hossein Amanat.
Persepolis, thủ phủ của đế quốc Ba Tư cổ đại.
Chapple nói: “ Trong thời gian tại Iran, tôi nhận thấy con người nơi đây rất thiện chí và nghiêm túc. Điều này tương phản rõ ràng với kinh nghiệm của tôi khi ở các nước trung đông khác.”
Một người đàn ông ở miền nam Tehran, sống trong khu vực giai cấp công nhân của thành phố. Trong 14 tháng qua, thắt chặt cấm vận đã giảm gần một nửa giá trị đồng tiền của Iran và thúc đẩy lạm phát tăng cao.
Cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn cho những người dân Iran bình thường nhưng họ lại cảm thấy bất lực trong việc thay đổi tình hình. Một người dân Tehran nói: 'chúng tôi không ngây thơ như người Ả Rập để nghĩ rằng một cuộc nổi dậy bạo lực sẽ giúp cải thiện cuộc sống. Chúng tôi đã có cuộc cách mạng của chúng tôi ... và những điều đó chỉ trở nên tồi tệ mà thôi’.
Phụ nữ trong những ngọn đồi trên Tehran vào lúc hoàng hôn. Trong đất nước cộng hòa Hồi giáo này, phụ nữ bắt buộc phải mặc quần áo che kín thân thể, bao gồm cả khăn trùm đầu.
Toàn cảnh trung tâm Tehran từ bên trong một tòa tháp nhà thờ Hồi giáo tại Sepahsalar Mosque.
Nhà thờ Hồi giáo Vakil, Shiraz.
Hai binh sĩ bị tấn công bên trong tàu điện ngầm Tehran sau một cuộc tranh cãi. Một người lính trẻ đã bị đấm vào đầu ít nhất bốn lần bởi một đám đông chỉ vì họ ăn mặc bảnh bao.
Chapple nói rằng vai trò của những dân làng Palangan là duy trì cách sống theo Hồi giáo, chẳng hạn như những quy tắc nghiêm ngặt về quần áo đối với phụ nữ và mối quan hệ giữa người đàn ông và phụ nữ. Điều này đã trở thành luật pháp của Iran bắt đầu từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Chapple cũng nói thêm: "Tôi thấy người Iran - đặc biệt là thế hệ trẻ - rất ý thức về thế giới xung quanh ... Họ luôn có một mong muốn cháy bỏng để đòi các quyền tự do cho bản thân. Họ cảm thấy mình đang bị giam hãm bởi một chế độ xưa cũ và lối suy nghĩ cực kỳ bảo thủ của các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Một bức tranh vẽ trên tường của Đại sứ quán cũ của Mỹ ở Tehran. Mặc dù lệnh trừng phạt của Mỹ, và cuộc đảo chính do Mỹ đứng đầu chống lại một thủ tướng, nhiều người dân Iran vẫn cảm nhận tốt đẹp hơn về nước Mỹ.
Tại Tehran, một bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại trị giá 2.5 tỷ dollar được tổ chức bởi Bảo tàng nghệ thuật đương đại.
An Nguyên