Lý giải những thắc mắc nói trên, ông Trần Xuân Hoàng - phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tỏ ra lo ngại: "Chúng tôi rất lo ngại điều này, nhưng với quá trình nghiên cứu vừa đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân, vừa đảm bảo các quy định nhà nước về cho vay.. . thì chúng tôi cố gắng tạo cơ chế quan hệ hợp tác ký hợp đồng 3 bên (ngân hàng-chủ đầu tư-người vay) chặt chẽ, đó là cơ sở pháp lý để ngân hàng đảm bảo chất lượng hoạt động.
Ông Trần Xuân Hoàng (Ảnh: Chinhphu.vn)
Ông Trần Xuân Hoàng nói thêm: "Tôi rất mong chủ đầu tư, cũng như người vay hết sức hỗ trợ về ký hợp đồng ba bên khi làm thủ tục vay. Và chắc chắn sau này cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra việc sử dụng nguốn vốn này có đúng không, có tiêu cực không, có cho vay đúng đối tượng hay không… Vì vậy, tất cả các quy trình chúng tôi phải làm hết sức chặt chẽ để quá trình giải ngân đúng quy định vừa hỗ trợ tích cực cho người dân".
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Viết Mạnh - vụ trưởng Vụ Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại cho rằng: : "Về lo ngại nợ xấu, khi ngân hàng quyết định cho vay thì phải thẩm định kỹ, đủ điều kiện vay và khả năng trả nợ để tránh nợ xấu. Nên gói này không thể giải quyết cho tất cả các đối tượng thụ hưởng mà phải đủ điều kiện hoàn trả vốn cả gốc lẫn lãi thì mới được vay".
Ông Nguyễn Viết Mạnh (Ảnh: Chinhphu.vn)
Nói về giải pháp tránh rủi ro nợ xấu liên quan đến gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ, ông Mạnh nêu ý kiến: "Để tránh nợ xấu về sau, ngay khi thiết kế các điều kiện cho vay vốn, các ngân hàng phải đưa yếu tố thu hồi nợ lên hàng đầu".
Khánh An