Gojek tham vọng "lật đổ ngôi vương" của Grab từ Việt Nam đến toàn Đông Nam Á

Gojek tham vọng "lật đổ ngôi vương" của Grab từ Việt Nam đến toàn Đông Nam Á

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 17/05/2021 13:12

Việt Nam đang nhận được ưu tiên cao nhất trong tất cả các thị trường bên ngoài mà Gojek đang hoạt động khi là một thị trường phát triển siêu nhanh.

Xu hướng thị trường - Gojek tham vọng 'lật đổ ngôi vương' của Grab từ Việt Nam đến toàn Đông Nam Á

Gojek tham vọng vượt mặt Grab tại thị trường Việt Nam.

Gojek bứt phá

Theo Nikkei, Gojek sẽ bổ sung dịch vụ đặt xe ô tô và thanh toán kỹ thuật số trong hoạt động tại Việt Nam, nơi được coi là thị trường quan trọng trong cuộc chiến với đối thủ Grab.

Giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam Phùng Tuấn Đức cho biết, khách hàng trong nước hiện đang sử dụng các dịch vụ đặt xe hai bánh, giao đồ ăn và vận chuyển bưu kiện, trong đó thanh toán kỹ thuật số sẽ sớm có trên nền tảng này.

"Thay vì chạy theo công nghệ hào nhoáng, chúng tôi tập trung vào những gì thị trường cần nhất", ông Đức nói. "Chúng tôi cảm thấy tự tin để bắt đầu mở rộng, khi đặt xe ô tô và thanh toán là hai dịch vụ được yêu cầu nhiều nhất từ người dùng”.

Với dịch vụ gọi xe bốn bánh, Gojek sẽ có thêm mô hình tương tự với Grab và Be Group của Việt Nam. Cả ba công ty khởi nghiệp này đều bắt đầu từ dịch vụ gọi xe, sau đó đã mở rộng sang nhiều dịch vụ khác như giao hàng và thanh toán hóa đơn.

Vào tháng 4, Grab đã gây bão khi công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua SPAC, với mục tiêu định giá 39,6 tỷ USD.

Kế hoạch đã gây áp lực khiến GoJek theo đuổi việc sáp nhập với công ty khởi nghiệp Tokopedia của Indonesia. Thương vụ dự kiến ​​diễn ra muộn nhất vào cuối tháng 6, đồng thời lên kế hoạch niêm yết tại Mỹ.

Trước đó, các cuộc đàm phán sáp nhập giữa Gojek và Grab đã đổ vỡ khi không có được tiếng nói chung.

Khi cuộc chiến lôi kéo khách hàng diễn ra gắt gao trên khắp Đông Nam Á, thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam đã mở rộng hơn theo những quy định mới. Nghị định ban hành năm 2020 đã cho phép các công ty dịch vụ gọi xe mở rộng ra các thành phố toàn quốc.

Be hiện là dịch vụ gọi xe trong nước lớn nhất. CEO Nguyễn Hoàng Phương cho biết, công ty này sẽ không bước vào "cuộc chiến giá cả" với các đối thủ, mà tập trung vào chất lượng và quan hệ đối tác doanh nghiệp.

Be đã hòa vốn vào năm 2020 và đặt mục tiêu thu lợi nhuận vào năm 2021, một kỳ tích chưa từng có trong dịch vụ gọi xe công nghệ.

“Be Group sẽ đầu tư tiền một cách khôn ngoan thay vì tiêu tiền bừa bãi như các đối thủ khác”, bà Phương nói với Nikkei.

Là đối tác với VPBank trong vận hành ngân hàng số có tên Cake, Be còn đồng thời chấp nhận thanh toán trong ứng dụng Zalo và MoMo, hai ví điện tử của Việt Nam.

Grab có ví điện tử Moca và đã sắp xếp hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á để tập trung vào công nghệ tài chính, vận chuyển và giao hàng, theo báo cáo e-Conomy SEA 2020 của Google, Temasek và Bain.

Đối với Gojek Việt Nam, thanh toán điện tử sẽ chỉ được triển khai trong thời gian tới.

Khi được hỏi liệu Gojek có trở thành một siêu ứng dụng ở Việt Nam như ở quê nhà Indonesia hay không, ông Đức cho biết điều này đang trong kế hoạch. “Việt Nam chắc chắn có ưu tiên cao nhất trong tất cả các thị trường bên ngoài mà Gojek đang hoạt động và đây là một thị trường phát triển siêu nhanh”, người đứng đầu Gojek Việt Nam cho biết.

Dữ liệu của Google cho thấy hoạt động đi lại đã giảm trên khắp Đông Nam Á vào thời điểm cao điểm dịch bệnh tháng 3/2020, nhưng đã trở lại mức bình thường ở Việt Nam.

Gojek đối đầu thế nào với Grab?

Xu hướng thị trường - Gojek tham vọng 'lật đổ ngôi vương' của Grab từ Việt Nam đến toàn Đông Nam Á (Hình 2).

Vụ sáp nhập Gojek và Tokopedia sẽ là mối đe dọa lớn với Grab.

SoftBank, Uber và Didi là những ông lớn đầu tư vào Grab, trong khi Facebook, Tencent và Google ủng hộ cho Gojek. Công ty của Indonesia gần đây cũng nhận thêm các khoản đầu tư mới hướng tới mục tiêu vượt Grab.

Telkomsel, một đơn vị của tập đoàn khai thác viễn thông lớn nhất Indonesia Telkom, đã đầu tư thêm 300 triệu USD vào Gojek, chỉ vài tháng sau khi nhà cung cấp mạng này đổ 150 triệu USD vào công ty.

Tính đến nay, Gojek đã huy động được hơn 3,45 tỷ USD từ các nhà đầu tư nổi tiếng bao gồm Google, Facebook, PayPal, Visa và Tencent. Với thương vụ sáp nhập Tokopedia sắp tới, tiềm năng của Gojek sẽ tăng lên đáng kể.

Theo một báo cáo của Bloomberg, Gojek hiện được định giá khoảng 10,5 tỷ USD, trong khi Tokopedia được định giá khoảng 7,5 tỷ USD. Mức định giá được biết gần đây nhất của Grab là khoảng 14 tỷ USD, do đó tổ hợp Gojek-Tokopedia sẽ có khả năng được định giá cao hơn Grab.

Tổ hợp Gojek-Tokopedia sẽ đóng vai trò là mối đe dọa đáng gờm đối với sự thống trị của Grab, ít nhất là tại Indonesia. Năm 2019, Tokopedia là trang web thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất ở Indonesia, trước khi bị Shopee vượt qua vào năm 2020.

Với khả năng tiếp cận hàng trăm triệu người dùng tiềm năng hiện tại của Tokopedia, Gojek sẽ ở vị thế mạnh mẽ để giới thiệu các dịch vụ của mình tới nhiều đối tượng hơn.

Gojek-Tokopedia cũng sẽ giữ vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số, gọi xe cũng như kinh doanh giao đồ ăn, điều có thể gây bất lợi cho tham vọng của Grab trong việc trở thành siêu ứng dụng thống trị khu vực.

Gojek sẽ hợp nhất với công ty thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia để tạo thành siêu ứng dụng GoTo. Hai công ty khởi nghiệp giá trị nhất của đất nước được cho là sẽ nhắm mục tiêu định giá lên tới 40 tỷ USD khi đọ sức với gã khổng lồ gọi xe Đông Nam Á Grab trên thị trường đại chúng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.