Google bị phạt nặng tại Pháp do vi phạm bảo mật dữ liệu

Google bị phạt nặng tại Pháp do vi phạm bảo mật dữ liệu

Trương Lê Quốc Tuấn

Trương Lê Quốc Tuấn

Thứ 3, 22/01/2019 13:18

Số tiền mà Google phải chịu phạt lên đến 50 triệu euro (tương đương 57 triệu USD) được cơ quan Giám sát dữ liệu của Pháp tuyên bố vì đã vi phạm Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR).

Cụ thể theo Cơ quan giám sát dữ liệu của Pháp (CNIL) tuyên bố trong quá trình xử lý dữ liệu, Google đã tự động thu thập thông tin của người dùng nhưng lại thiếu đi những thông báo đầy đủ tới người dùng về hành động này, hay nói cách khác đó là Google đã tự ý làm mà không có sự đồng ý. Nhiều ý kiến nặng nề còn cho rằng Google đã cưỡng ép người dùng phải sử dụng các dịch vụ của mình, trong đó có cả việc hiện thị các quảng cáo.

Cuộc sống số - Google bị phạt nặng tại Pháp do vi phạm bảo mật dữ liệu

Google đang đối mặt với mức phạt nặng kỷ lục tại châu Âu

CNIL cũng đã nhận được đơn khiếu nại do hai hiệp hội Bảo vệ người sử dụng Internet gửi đến. Đơn khiếu nại chỉ ra rằng, Google đã cưỡng ép người dùng đồng thuận khi hiển thị các nội dung ám chỉ dịch vụ của họ sẽ không khả dụng trừ khi mọi người chấp nhận các điều khoản.

Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR) vốn được EU bắt đầu thực thi vào năm 2018 sau những bê bối dữ liệu người dùng của các mạng xã hội. Và những vi phạm trên của Google đã bị CNIL quyết định đưa ra án phạt lên tới 57 triệu USD (50 triệu Euro)

Quy định chung về bảo mật thông tin (General Data Protection Regulation – GDPR) được xem là nỗ lực bảo vệ quyền lợi người dùng của chính quyền Liên minh châu Âu sau sự cố rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook và quy định này có hiệu lực từ ngày 25/5/2018.

Điều luật GDPR không chỉ bảo vệ quyền lợi của cư dân châu Âu nói riêng mà còn áp dụng cho bất kỳ người nào có sử dụng dịch vụ do một công ty đặt tại đây cung cấp.

Đối với các công ty, tập đoàn công nghệ bị buộc phải tuân theo các quy định cụ thể và rõ ràng của GDPR về cách thức thu thập thông tin cá nhân, địa điểm dữ liệu được chia sẻ và những loại thông tin nào của người dùng được sử dụng. Đối với các công ty nằm ngoài châu Âu nhưng có cung cấp dịch vụ cho cư dân châu Âu thì vẫn phải chấp hành theo điều luật GDPR. 

Điều luật này sẽ được áp dụng cho toàn bộ 28 thành viên trong EU bao gồm cả Vương quốc Anh (UK) dù trên lý thuyết UK đang trong quá trình rời khỏi EU sau sự kiện Brexit vào năm 2016. Vì GDPR không phải là chỉ thị nhất thời mà là luật bắt buộc nên mọi công ty hoạt động tại Châu Âu đều phải tuân thủ nghiêm túc.

Tuy mức phạt không quá lớn đối với gã khổng lồ Google, nhưng đây là mức phạt kỷ lục tại châu Âu với những vụ việc tương tự.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.