GS.Nguyễn Minh Thuyết nói về việc đọc ô vuông, hình tròn gây “bão” mạng

GS.Nguyễn Minh Thuyết nói về việc đọc ô vuông, hình tròn gây “bão” mạng

Vũ Kim Linh

Vũ Kim Linh

Thứ 5, 06/09/2018 19:00

Liên quan đến việc trẻ em được dạy đọc theo mô hình ô vuông, hình tròn khiến nhiều phụ huynh hoang mang, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới đã lên tiếng.

Gần đây, dân mạng tranh cãi gay gắt về việc phương pháp dạy cho học sinh tiểu học mới có vấn đề.

Đáng chú ý, dân mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt một clip ghi lại cảnh cô giáo tiểu học đang hướng dẫn học sinh tiểu học tập đọc một bài thơ với những ô vuông, hình tròn.

Clip cô giáo dạy học sinh đọc theo những ô vuông, hình tròn gây bão mạng

Cụ thể, trong clip, thay vì viết các từ ngữ lên bảng thì cô giáo lại sử dụng những hình tròn, ô vuông để mô phỏng 2 câu thơ và chỉ cho các bé đọc theo: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ".

Dân sinh - GS.Nguyễn Minh Thuyết nói về việc đọc ô vuông, hình tròn gây “bão” mạng

Học sinh đọc thơ bằng cách chỉ vào những ô vuông, hình tròn gây “bão” mạng.

"Mỗi một tiếng cô thay bằng một vật thật, mỗi một vần thật cô lại thay bằng một mô hình hình vuông. Hai câu thơ này đã được ghi lại bằng các mô hình hình vuông. Chúng mình được đọc ở trên vật thật, được đọc ở trên mô hình tiếng. Bây giờ cả lớp mình sẽ cùng đọc trong sách giáo khoa. Các bạn chú ý, mỗi một tiếng được ghi lại bằng một mô hình. Khi đọc, ngón trỏ tay phải chúng mình chỉ đến đâu đọc đến đấy", cô giáo giảng giải cho học sinh.

Phương pháp mới này khiến không ít phụ huynh bức xúc, họ liên tục chia sẻ các clip con mình tập đọc qua các hình tròn, ô vuông.

Học sinh lớp 1 tập đọc bằng hình tròn, ô vuông

Trong một clip khác, người bố dạy con mình học câu thơ trong cuốn sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Trong sách in sẵn hai dòng ô vuông, trên 6 ô dưới 8 ô có màu sắc khác nhau và cậu bé chỉ thứ tự từng ô vuông, đọc vanh vách 2 câu thơ trên. Khi người bố chỉ từng từ trong câu thơ thì cậu bé lại không nhận diện được chữ và trả lời: “Không biết”.

Rất nhiều bình luận từ phía cư dân mạng tiêu cực cho rằng, phương pháp học này là phản khoa học, khó hiểu, thậm chí có vấn đề.

Dân sinh - GS.Nguyễn Minh Thuyết nói về việc đọc ô vuông, hình tròn gây “bão” mạng (Hình 2).

Một trang trong sách hướng dẫn dạy tiếng Việt lớp 1.

Tuy nhiên, ngoài những ý kiến trên, nhiều người có con em đã theo học chương trình thực nghiệm cho rằng, đây là một phương pháp học tiếng Việt khác, con em họ đã theo học và tiếp thu kiến thức bình thường.

Nói về phương pháp học đang gây “bão” này, chia sẻ trên tạp chí điện tử Gia đình mới, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới cho biết, cách đọc chữ “ô vuông, tam giác” là cách dạy của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, cách dạy này của GS. Đại đã đưa vào thực tế, thực nghiệm ở một số trường cách đây mấy chục năm chứ không phải mới. Có thể đây là lứa phụ huynh mới nên thấy ngạc nhiên với cách dạy này.

Ở những bài đầu, GS. Đại có chủ trương để học sinh học cách tách lời nói thành các tiếng, để học sinh hiểu cách đọc lời thơ đó chứ học sinh chưa phải học cách đánh vần, học chữ. Khi đó, trẻ sẽ hình dung mỗi ô vuông, tam giác là khối chữ trên trang sách. Trẻ sẽ không đọc thừa chữ, thiếu chữ.

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, phương pháp này còn giúp trẻ tập đếm.

Ngoài ra, phần tách lời nói bằng các tiếng, mỗi tiếng bằng một ô vuông cũng không có vấn đề gì.

Để tránh tình trạng phụ huynh bức xúc, GS.TS Thuyết cho rằng, các thầy cô nên hướng dẫn phụ huynh hiểu được mục đích của bài học và để đánh giá hiệu quả của phương pháp này, cần phải có sự khảo sát cẩn thận.

Mộc Trà (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.