Gửi tiết kiệm thế nào để kiếm lãi nhiều nhất?

Gửi tiết kiệm thế nào để kiếm lãi nhiều nhất?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Chủ nhật, 09/05/2021 11:00

Đừng nghĩ gửi tiết kiệm lãi suất thấp sẽ thiệt thòi, đấy là khi bạn chưa biết cách.

Với mẹo nhỏ dưới đây bạn có thể gửi tiết kiệm an toàn thu về nhiều lợi ích mà không lo bị mất lãi nhiều.

Quy tắc "không để trứng 1 giỏ" được vận dụng triệt để trong cuộc chơi này. Nếu không phải là 1 nhà đầu tư chứng khoán, 1 tay buôn vàng sành sỏi, bạn sẽ cần đến ngân hàng để giúp bạn tích trữ 1 khoản tiền.

Một trong những nguyên tắc khi bạn đi gửi tiết kiệm ngân hàng, bất cứ thứ gì trên đời cũng có thể xảy ra rủi ro. Hãy chia nhỏ số tiền mình có ra nhiều ngân hàng vào chọn những hạn mức phù hợp để gửi.

Thứ nhất, linh động thời gian và không cần tất toán trước hạn.

Bất kỳ ngân hàng nào cũng có những hạn mức khác nhau từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài thì kéo dài từ trên 6 tháng cả chục năm. Thông thường kỳ hạn tiết kiệm càng dài, lãi suất sẽ càng cao. 

Sẽ thiệt thòi nếu bạn đổ hết tiền để gửi thời hạn dài kỳ, nếu đột xuất cần tiền ngay, bạn sẽ phải rút trước kỳ hạn và số tiền lãi nhận được vô cùng ít ỏi. Chính vì vậy, bạn hãy chia ra nhiều sổ gửi với nhiều mức kỳ hạn khác nhau sẽ an toàn hơn.

Tiêu dùng & Dư luận - Gửi tiết kiệm thế nào để kiếm lãi nhiều nhất?

Với những ai chưa từng mở sổ tiết kiệm thì phương pháp chia nhỏ tiền để gửi nhiều sổ sẽ mang tới tính linh động hơn cho việc sử dụng tiền gửi.

Ví dụ cụ thể, bạn có 1 tỷ đồng. Bạn hãy chia làm 4 sổ tiết kiệm.

2 sổ gửi dài hạn, mỗi sổ 250 triệu; 1 sổ gửi 200 triệu gửi ngắn hạn khoảng 3-6 tháng để khi cần bạn có thể rút ra ngay lập tức; 1 sổ còn lại để thời gian khoảng 1 năm.

Nếu trong trường hợp cần gấp, bạn chỉ cần rút 1 sổ tiết kiệm là giải quyết ổn thỏa, không ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.

Công thức tính lãi: Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi /365

Ví dụ: Bạn gửi số tiền 200 triệu với lãi suất 5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng, bạn tính như sau:

Số tiền lãi = 200.000.000 x 5% x 181/365 = 4.958.904 đồng

Với bất kỳ một tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất.  

Thứ 2, quy tắc 30 ngày. Tránh sự hài lòng tức thời là một trong những quy tắc quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tiết kiệm trong chi tiêu cũng là cách để bạn không có ý định lấy tiền tiết kiệm để tiêu. Việc chờ 30 ngày để quyết định mua một món đồ yêu thích là một cách hiệu quả để thực hiện quy tắc đó.

Thông thường, khi 30 ngày trôi qua bạn sẽ tự nhận thấy rằng việc thôi thúc mua hàng cũng sẽ giảm đi nhiều lần, và đó là lúc bạn biết được rằng mình đã tiết kiệm được một khoản chi tiêu chỉ đơn giản bằng cách chờ đợi.

Cuối cùng, hãy đặt ra cho mình những kế hoạch chi tiêu hợp lý và tuân thủ đúng những kế hoạch đó sẽ giúp bạn cân bằng được tài chính của mình một cách hiệu quả nhất.

Thanh Minh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.