Dự án con đường làm từ nhựa tái chế được đặt tên là PlasticRoad và sẽ được triển khai trong vòng 3 năm tới, bắt đầu bằng việc làm đường xe đạp và có thể làm thêm các loại đường khác nếu khả thi.
Các đoạn đường tái chế sẽ được sản xuất sẵn trong một nhà máy sau đó đem ra công trường và lắp ghép như trò chơi xếp hình. VolkerWessels còn dự kiến sẽ tái chế các con đường này một lần nữa sau khi chúng bị hư hỏng do sử dụng nhiều năm.
Bên dưới các đoạn đường này còn có các cảm biến giao thông và các chi tiết hỗ trợ đèn giao thông được tích hợp sẵn. Ngoài ra còn có các khoảng trống để luồn dây cáp và đường ống nước sau này.
Theo VolkerWessels, vật liệu nhựa tái chế có thể chống chọi với nhiệt độ từ -40 đến 80 độ C, do đó có độ bền gấp 3 lần so với đường làm từ nhựa đường bình thường. Độ bền của đường tái chế lên đến 50 năm, và chúng rất ít bị ăn mòn do đó không cần bảo dưỡng thường xuyên.
Việc dùng nhựa tái chế làm đường sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải Co2 lên đến 1,6 triệu tấn hàng năm khi sử dụng nhựa đường thông thường (vốn chiếm 2% tổng số lượng khí thải Co2 của hệ thống giao thông đường bộ).
Đức Trọng