Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, cụ thể trong thông tư Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 8 năm 2008 quy định: Hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Mặc dù đã có kế hoạch số 02 ngày 5/01/2016 của Thanh tra Hà Nội về việc “năm trật tự và văn minh đô thị” nhưng ở nhiều tuyến phố tại Hà Nội, vỉa hè vẫn bị chiếm dụng sai quy định nhằm mục đích kinh doanh, buôn bán vẫn hoạt động sôi nổi.

Vỉa hè phố Hàng Đào không còn chỗ để cho người đi bộ.

Vỉa hè đường Láng nay đã thành nơi "đại lý" giày dép.

Vỉa hè phố Nghĩa Tân trở thành "siêu thị" quần áo.

Còn vỉa hè phố Thái Hà trở thành nơi rửa xe và nơi để vật liệu xây dựng.

Vỉa hè phố Lò Rèn trở thành "xưởng" gò hàn.

Cà phê vỉa hè phố Nguyễn Du.

Ô tô đỗ chình ình trên vỉa hè và ngoài lòng đường trên phố Trích Sài.

Những tấm biển như thế này gần như bị “phớt lờ”.
Bên cạnh những tuyến phố bị chiếm dụng, vẫn còn một số tuyến phố phong quang, sạch đẹp. Đó là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền các phường sở tại và sự tự giác của nhiều người dân.

Phố Hàng Bài là một trong số ít tuyến phố văn minh đô thị, không bị lấn chiếm vỉa hè.

Tuyến phố văn minh đô thị Tràng Thi.

Tuyến phố văn minh đô thị Lê Trọng Tấn.
Những tuyến phố văn minh đô thị như phố Tràng Thi, Hàng Bài, Lê Trọng Tấn… thông thoáng và sạch sẽ, đảm bảo lối đi cho người đi bộ cần được nhân rộng.
Mặc dù ở các tuyến phố này vẫn có trung tâm thương mại, các cửa hàng kinh doanh, nhưng không có bóng dáng xe máy, xe đạp của khách dừng đỗ trên vỉa hè. Đó là sự yên tĩnh, thanh bình của những đoạn vỉa hè rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát mà người dân có thể tập thể dục, đi dạo, thư giãn… trả lại một ngày dài học tập và làm việc vất vả.
Quốc Trung - Bùi Minh