Hà Nội dành 3.400 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Hà Nội dành 3.400 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Nguyễn Hữu Thắng

Nguyễn Hữu Thắng

Thứ 2, 09/12/2024 08:47

Tại kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI sẽ xem xét 57 nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND.

26 báo cáo và 31 nội dung ban hành nghị quyết

Sáng nay (9/12), kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 chính thức khai mạc. Theo đó, kỳ họp diễn ra từ ngày 9/12-12/12 để xem xét 57 nội dung, trong đó có 26 báo cáo và 31 nội dung ban hành nghị quyết.

Cụ thể, HĐND Thành phố sẽ xem xét 26 nội dung báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Thành phố; báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; báo cáo hoạt động của HĐND Thành phố năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Xem xét báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 4/7/2024 của HĐND Thành phố về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 17, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026...

Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố sẽ xem xét 31 nội dung ban hành Nghị quyết như: Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 của Thành phố; Nghị quyết Quy định thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố; Nghị quyết các quy định về một số nội dung mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố...

Đặc biệt, tại kỳ họp này, HĐND Thành phố sẽ xem xét một số nội dung nghị quyết để triển khai Luật Thủ đô, bao gồm: Nghị quyết Quy định việc quản lý, sử dụng tài sản công của Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc; Nghị quyết Quy định về tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn trả của người sử dụng đất, tiền sử dụng hạ tầng và tiền xử lý nước thải tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc;

Nghị quyết Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố Hà Nội quản lý...

Hà Nội dành 3.400 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương- Ảnh 1.

HĐND Thành phố sẽ xem xét một số nội dung nghị quyết để triển khai Luật Thủ đô.

Kỳ họp sẽ dành 1 ngày 11/12 để chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và những vấn đề bức xúc mà đại biểu HĐND Thành phố và cử tri Thủ đô quan tâm.

Dự kiến, tại kỳ họp sẽ tập trung tái chất vấn những vấn đề mà cơ quan của chính quyền chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa dứt điểm, trong đó tập trung vào dự án chậm triển khai trên địa bàn Thành phố; chất vấn về vấn đề môi trường, nước thải, ô nhiễm không khí, rác thải và vấn đề về giao thông.

Thuê chuyên gia phục vụ trung tâm hành chính công

Cụ thể, UBND Thành phố Hà Nội vừa trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết quy định mức chi thuê chuyên gia thực hiện một số nhiệm vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Theo đó, Hà Nội sẽ thuê chuyên gia thực hiện một số nhiệm vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công liên quan đến chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tái cấu trúc thủ tục hành chính.

Theo tờ trình, Hà Nội đề xuất mức chi theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm việc đủ thời gian theo tháng được hưởng không quá 40 triệu đồng/tháng với 3 trường hợp. Đó là chuyên gia có bằng tiến sĩ trở lên về chuyên ngành tư vấn hoặc thạc sĩ về chuyên ngành tư vấn có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên trong 3 lĩnh vực chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tái cấu trúc thủ tục hành chính.

Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tái cấu trúc thủ tục hành chính.

Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh trưởng nhóm tư vấn hoặc chủ trì tổ chức, điều hành nhiệm vụ thuộc hạng mục tư vấn linh vực chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tái cấu trúc thủ tục hành chính.

Hà Nội dành 3.400 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương- Ảnh 2.

UBND Thành phố Hà Nội vừa trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết quy định mức chi thuê chuyên gia.

Hà Nội cũng đưa ra mức thuê chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, tái cấu trúc thủ tục hành chính mức lương từ 15 - 30 triệu đồng/tháng với người có bằng đại học, thạc sĩ hoặc kinh nghiệm từ 3 đến 15 năm làm việc.

Khi có chuyên gia tư vấn sẽ giúp cán bộ, công chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp cận kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm thực tiễn và giải quyết các vấn đề theo hướng mới, mang lại hiệu quả, giá trị thực tiễn, khoa học.

Dành 3.400 tỷ đồng để cải cách tiền lương

UBND Thành phố Hà Nội vừa gửi HĐND Thành phố báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.

Báo cáo nêu rõ kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, vi phạm. Cụ thể, UBND Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý vi phạm trong công tác phòng chống tham nhũng.

Theo báo cáo, Công an Thành phố Hà Nội đã thụ lý 173 vụ, với 497 bị cáo; đã giải quyết 102 vụ, với 370 bị can; đang điều tra 66 vụ, với 90 bị can.

TAND Thành phố Hà Nội đã thụ lý 86 vụ, với 331 bị cáo; đã giải quyết 77 vụ, với 291 bị cáo; đang giải quyết 9 vụ, với 40 bị cáo.

Thời gian qua, UBND Thành phố Hà Nội luôn chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức do mình quản lý. Trong kỳ báo cáo có 3 trường hợp người đứng đầu bị xử lý.

Về kết quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong năm 2024, Thành phố Hà Nội đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương hơn 3.400 tỷ đồng.

Trong đó, cấp thành phố dành hơn 2.200 tỷ đồng để bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương cho các sở, ngành; cấp quận, huyện là hơn 1.100 tỷ đồng.

Hà Nội dành 3.400 tỷ đồng từ tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương- Ảnh 3.

Thành phố Hà Nội đã tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương.

Thành phố cũng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị sắp xếp lại, xử lý ô tô phục vụ công tác. Hà Nội ban hành quyết định thanh lý 118 ô tô của các cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, cũng đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 3 cơ sở nhà, đất các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phố. Cử người tham gia đoàn liên ngành do Bộ Tài chính chủ trì kiểm tra hiện trạng hơn 30 cơ sở nhà, đất.

Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài chính quyết định thanh lý hơn 16.000 m2 nhà, phục vụ công tác phá dỡ, giải phóng mặt bằng để xây dựng, cải tạo lại trụ sở làm việc tại các cơ quan, đơn vị.

Theo UBND Thành phố Hà Nội, với sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có những chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.