Đã xử lý tình trạng buýt “dù” trên địa bàn Thành phố
Nội dung công văn nêu rõ: “Thực hiện văn bản số 57785/UBND – TKBT ngày 07/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu về tính trạng xe buýt “dù”, xe tải quá khổ.
Trong đó có nêu phản ánh của Báo Người Đưa Tin ngày 05/10/2016 có bài “Hé lộ tập đoàn xe buýt “dù” ngang nhiên hoạt động ở đường 32 Hà Nội” phản ánh tình trạng xe buýt “dù” ngang nhiên hoạt động trên tuyến đường 32.
Sau khi kiểm tra thông tin Báo Người Đưa Tin nêu, sở Giao thông vận tải (GTVT) báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác chỉ đạo kiểm tra, xử lý xe buýt “dù” trên địa bàn thành phố.
“Về hoạt động vận tải hành khách (VTHK) bằng xe buýt: Thành phố hiện có 96 tuyến, 10 đơn vị vận tải tham gia với 1513 xe. Trong đó: Buýt tợ giá: 73 tuyến, 1256 xe; buýt không trợ giá: 23 tuyến, 257 xe.
Về cơ bản các đơn vị kinh doanh vận tải, các chủ phương tiện, người lái xe đã chấp hành các quy định trong hoạt động quản lý vận tải, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, góp phàn giảm ùn tắc và tại nạn giao thông.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số đơn vị vận tài, chủ phương tiện, người lái xe vi phạm các quy định của pháp luật, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị”, công văn nêu rõ.
Các vi phạm thường thấy đối với hoạt động vận tải bằng xe buýt. Cụ thể là buýt trợ giá là đi không đúng làn đường, không tuân theo tín hiệu giao thông; Buýt không trợ giá, dừng đỗ đón khách không đúng quy định, vi phạm tốc độ chạy xe, chạy xe không đúng hành trình.
Kết quả xử lý vi phạm trong tháng 9/2016 đối với xe buýt “dù”. Thanh tra Sở GTVT đã kiểm tra, xử lý 66 trường hợp xe ô tô VTHK (có màu sơn giống xe buýt) vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền 100.200.000đ; tạm giữ 03 xe ô tô.
Trong đó, 4 trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô (màu sơn giống xe buýt) không có phù hiệu giải danh xe buýt đón trả khác sai quy định tại các nhà chờ, điểm dừng xe buýt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm gây cản trở cho các phương tiện xe buýt dừng đón, trả hành khách. Phạt tiền 16.000.000 đồng; tước quyền sử dụng GPLX 60 ngày đối với 03 lái xe vi phạm.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận một số chủ xe, lái xe vẫn vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, gây mất an toàn giao thông.
Biến tướng tinh vi
Đáng chú ý, sau khi nhận được phản ánh của báo về tình trạng xe buýt “dù” ngang nhiên hoạt động trên tuyến đường 32, sở GTVT đã ban hành văn bản số 4017/SGTVT-QLVT ngày 10/10/2016 giao nhiệm vụ cho Thanh tra sở GTVT phối hợp chặt chẽ với công an Thành phố, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm.
Đến nay, hiện tượng “buýt dù” đã giảm rõ rệt, góp phận đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm biến tướng ngày càng tinh vi, phức tạp và gia tăng khi lực lượng Thanh tra Sở GTVT thiếu kiểm tra, xử lý.
Trước đó, PV báo Người Đưa Tin đã tìm hiểu và có bài viết phản ánh về tình trạng một số xe buýt “dù” không đeo phiên hiệu, số hiệu nhưng để tránh lốt vào bến đã tìm cách đi lách vào đường Trần Bình, Mai Dịch. Sau đó, những xe này đậu sau bến xe chờ đến giờ thì đi vòng ra đường Phạm Hùng để dừng đón khách ở điểm đầu đường Hồ Tùng Mậu.
Sau khi được phản ánh và lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra thì có lốt tại bến xe Yên Nghĩa nhưng lại hoạt động của các xe này trước đó chỉ theo phạm vi Trung Hà - Mỹ Đình.
Đến nay, tình trạng hoạt động ngang nhiên của các xe buýt “dù” này đã giảm, các xe buýt “dù” không có phiên hiệu, số hiệu đó đã tìm cách chuyển sang hình thức xe hợp đồng để “lách luật”.
Song dư luận đặt ra câu hỏi, trước tại sao tình trạng xe buýt “dù” hoạt động đón trả khách ngay đầu đường Hồ Tùng Mậu trong một thời gian khá dài mà các cơ quan chức năng không tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm?
Nhóm PV