Hà Nội hướng tới cung cấp dịch vụ công dựa trên nhu cầu của người dân

Hà Nội hướng tới cung cấp dịch vụ công dựa trên nhu cầu của người dân

Ngạc Kim Giang

Ngạc Kim Giang

Thứ 3, 21/06/2022 14:14

Hà Nội hướng tới xây dựng Chính quyền số hoạt động minh bạch, hiệu quả, cung cấp các dịch vụ của cơ quan nhà nước dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

UBND Tp.Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 165/KH-UBND, ngày 14/6/2022, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng Tp.Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Mục tiêu nhằm hoàn thành xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số Tp.Hà Nội hoạt động minh bạch, hiệu quả, cung cấp các dịch vụ của cơ quan nhà nước dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước thành phố. Từng bước cung cấp dữ liệu mở của chính quyền thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. Chính quyền thành phố hoạt động, vận hành dựa trên năng lực khai thác và phân tích dữ liệu.

Đưa Tp.Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu cả nước về phát triển chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số.

Thành phố đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về dịch vụ công cụ thể như sau:

100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính của thành phố.

Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước.

100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc. 100% cơ quan nhà nước thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

100% cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin và công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc thành phố được đào tạo về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng phù hợp theo yêu cầu nghiệp vụ…

100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

90% hồ sơ công việc tại sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

50% hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý nhà nước.

100% hệ thống thông tin các cơ quan nhà nước thành phố được phê duyệt cấp độ an toàn và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp quy định.

100% cơ quan nhà nước thành phố hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp (kiện toàn lực lượng tại chỗ, lựa chọn tối thiểu một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp, định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập, kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể về việc: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng, hệ thống; phát triển dữ liệu; phát triển ứng dụng; bảo đảm an toàn thông tin.

Cùng với đó là 6 giải pháp: Bảo đảm nguồn nhân lực công nghệ thông tin qua tập huấn, bồi dưỡng; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; cải cách hành chính, chuẩn hóa quy trình, nghiệp vụ; hợp tác trong nước và quốc tế.

Sở Thông tin và Truyền thông Tp.Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố xây dựng và trình UBND thành phố ban hành kế hoạch thực hiện hằng năm. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện trong quá trình triển khai thực hiện…

Minh Hoa (t/h theo Hà Nội mới, Kinh tế đô thị)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.