Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất di dời 569 cây sưa đỏ trồng rải rác trên các phố Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Huyên, Xuân Thủy, Phan Đình Phùng về các công viên kín và vườn hoa công cộng.
Lý giải cho đề xuất này, Sở Xây dựng HN cho rằng số sưa nói trên đang trồng rải rác trên các phố là miếng mồi ngon cho sưa tặc tấn công.
Trước đó hồi tháng 3/2012, Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội cũng đã kiến nghị cấp thêm tiền để người dân “canh” sưa. Số tiền được đề xuất là 2% trong tổng số quỹ dự phòng.
Tuy nhiên thực tế thì các vụ cưa chặt trộm sưa vẫn không có dấu hiệu giảm. Nạn sưa tặc đã hoành hành trên toàn quốc trong suốt một thời gian dài.
Vì lợi nhuận lớn bọn sưa tặc ngày càng liều lĩnh manh động bất chấp cả nơi tôn nghiêm như đình chùa hay nơi công cộng như công viên đường phố.
Để đối phó với chúng đã có rất nhiều những biện pháp, sáng kiến kỳ khôi được áp dụng để bảo vệ loại cây được cho là quý này.
Hàng chục bảo vệ chuyên nghiệp được huy động ngày đêm túc trực quanh khu vực các cây sưa cổ thụ tại Công viên Đống Đa kể từ khi cây sưa cổ thụ ở đây bị đốn hạ trong đêm.
Trong khi đó, những bô lão tâm huyết của BQL di tích đền Chóa, thờ Chủ Đồng Tử, thuộc địa bàn xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã đi tiên phong trong “phong trào” làm đai sắt để bảo vệ những cây sưa cổ thụ tại khu đền linh thiêng này.
Học tập kinh nghiệm các cụ, những địa phương khác còn tiến xa hơn nữa như mặc áo giáp bê tông cho sưa ở Phủ lý- Hà Nam, mặc “ váy” sắt, lồng sắt cho sưa ở Cầu giấy Hà Nội.
TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, nơi đã diễn ra nhiều vụ chặt trộm sưa đến nỗi nhà quản lý phải huy động toàn bộ 28 công nhân của Xí nghiệp Công viên cây xanh mắc võng ngủ dưới gốc cây để bảo toàn số cây còn lại.
Nguy cơ trộm từ bên ngoài đã khiến số phận các cây sưa khốn đốn, chúng còn phải nơm nớp lo “người trong nhà”. Chẳng thế mà sau vụ trộm sưa cổ thụ ở Công viên Đống Đa, cơ quan điều tra đã tìm ra người liên đới với vụ trộm trên là ông Cao Anh Sơn, một cán bộ giúp việc quản lý Công Viên Đống Đa. Ông này thừa nhận đã nhận 50 triệu đồng của một số người để chặt hạ, cưa xẻ và lấy đi toàn bộ gốc rễ cây và mang đi vào ban đêm.
Những hình ảnh về cách bảo vệ Sưa độc đáo:
Đóng đai sắt quanh gốc sưa ở Đền Chóa, Khoái Châu, Hưng Yên |
Những hình ảnh về cách bảo vệ Sưa chưa từng có |
Mặc “váy” sắt cho cây ở Cầu Giấy, Hà Nội |
Cây sưa ở Phủ Lý, Hà Nam thì được mặc váy” bê tông |
Hà Nội gom 569 cây sưa về công viên để chống trộm Trước vấn nạn “sưa tặc”, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất di dời gần 600 cây sưa đỏ trên các đường phố về tập trung tại các công viên kín và vườn hoa công cộng. Theo thống kê của Sở Xây dựng, hiện trên TP.Hà Nội có 729 cây sưa đỏ, trong đó chỉ có hơn 100 cây sưa được trồng trong các vườn hoa, công viên, còn tới 569 cây được trồng rải rác trên đường phố, nhiều nhất ở phố Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Huyên, Xuân Thủy, Phan Đình Phùng. Do sự rải rác, không tập trung khiến việc quản lý và bảo vệ sưa gặp nhiều khó khăn, cây dễ bị cưa chặt trộm. Ngoài việc di dời sưa đỏ về tập trung tại các công viên, Sở Xây dựng cũng đề xuất UBND thành phố không chọn trồng cây sưa đỏ trên các tuyến phố nữa và việc di dời 596 cây sưa này sẽ được giao cho Công ty TNHH MTV công viên cây xanh thực hiện. Trước đó, hồi tháng 3/2012, Công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội cũng đã kiến nghị cấp thêm tiền để người dân “canh” sưa. Số tiền được đề xuất là 2% trong tổng số quỹ dự phòng.Là một trong những cây gỗ quý hiếm của Việt Nam nên sưa trở thành đối tượng săn lùng số môt của “sưa tặc”. Vấn nạn này luôn khiến các nhà quản lý môi trường đau đầu trong suốt thời gian qua. Bởi ngay cả biện pháp dùng lồng sắt quây quanh gốc sưa từ giữa năm 2011 cũng không mang lại hiệu quả khi vẫn còn xảy ra 66 trường hợp trộm sưa (2011) và 65 trường hợp năm 2012. |
Phú Sang (t/h)