Phạm Trọng Tùng
Sáng 6/6, ứng dụng Air Visual (của Tổ chức Quan trắc chất lượng không khí thế giới) áp dụng cách tính giá trị AQI xếp Hà Nội đứng thứ nhất thế giới về ô nhiễm không khí. Đáng chú ý, lúc 0h cùng ngày, chất lượng không khí trên ứng dụng IQAir tại Hà Nội ở mức tím (202 – mức rất xấu).
Kết quả quan trắc cũng cho thấy mức độ ô nhiễm không khí ở những khu vực gần điểm đốt rơm rạ cao hơn nhiều so với khu vực khác.
Giải thích nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên, TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm trên do tình trạng đốt rơm rạ sau vụ mùa gặt lúa.
“Mùa hè tại Hà Nội có nắng và gió, lớp khí quyển tạo điều kiện khuyếch tán không khí làm cho không khí trong lành hơn. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi khoảng 1 tuần nay vụ việc bà con đốt rơm rạ sau thu hoạch vào buổi chiều gây ra ô nhiễm. Từng đợt khói bụi bắt đầu lan từ ngoại thành vào nội thành Hà Nội 21-22h đêm đến 1-2h giờ sáng sau đó dần dần trong sạch trở lại”, ông Tùng cho biết.
Theo ông Tùng, việc so sánh Hà Nội ô nhiễm nhất hay nhì thế giới đó chỉ là tương đối nhưng rõ ràng mấy ngày qua do đốt rơm rạ là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm chất lượng không khí.
Trên cầu Nhật Tân, nhiều phương tiện di chuyển phải bật đèn pha do tầm nhìn bị hạn chế.
Nhiều người đi trên đường cảm nhận được không khí ngột ngạt, khó thở.
Những ngày tới, mưa lớn xuất hiện có thể rửa trôi các lớp bụi bẩn. Khi người dân ngừng đốt rơm ra, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội sẽ được cải thiện.
Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!
Bình luận không đăng nhập
Người Đưa Tin Pháp Luật